chặt hơn việc bán các ấn bản của “Đời tranh đấu của tôi” cho các nhà học
thuật uy tín. Tháng 12 năm 2000, một nhà xuất bản tiếng Czech của cuốn
sách này.
Trong mắt nhiều người dân nước Mỹ, các biện pháp này được xem là cực
đoan. Người Mỹ chúng ta yêu thích Tu chính án đầu tiên về nhân quyền và
đặc biệt ghét sự kiểm duyệt. Tuy vậy cũng đừng quên rằng, chúng ta đã
may mắn trải qua hai thế kỷ ở Mỹ trong bình ổn về chính trị và an toàn bờ
cõi, trong khi đó các nước Châu Âu không may mắn được như vậy. Họ đã
phải chịu đựng chủ nghĩa quốc xã và những hoạt động, chống phá xã hội
trên chính mảnh đất của mình. Chúng ta cần trân trọng những nỗ lực của
các nước đó nhằm kiểm soát tàn dư của chủ nghĩa cực đoan, cho dù ở Mỹ
chúng ta có những biện pháp khác với họ.
“Đời tranh đấu của tôi” đưa ra một vấn đề sâu sắc hơn nhưng lại không liên
quan tới những mối quan tâm thực tế như là kiểm soát chủ nghĩa cực đoan.
Nó khơi dậy sự lo lắng và bất ổn. Nó che đậy những âm mưu dã man, tàn
bạo và làm cho người ta không ý thức được điều đó. Khi bất chợt gặp
những điều đẹp đẽ, lẽ tự nhiên chúng ta đều muốn phô bày sự đẹp đẽ ấy; ở
đây mọi thứ đi theo chiều ngược lại và có thể thấy rõ ý đồ xóa sạch sự xấu
xa đồi bại che dấu trong cuốn sách.
Chúng ta không nên để sự cám dỗ ấy lôi cuốn bản thân. “Hãy xóa hẳn ký ức
Amalek khỏi dưới gầm trời,” Kinh thánh đã dạy như vậy khi nói về một
trong những kẻ thù truyền kiếp của người Israel; nhưng thực tế là chính
Kinh thánh lại khơi dậy ký ức về lũ người hiểm ác đó ở khắp nơi trên trái
đất và lưu truyền nó qua bao nhiêu thời gian. “Hãy ghi nhớ,” chúng ta được
dạy như thế, không chỉ là ghi nhớ những nạn nhân mà phải ghi nhớ cả
những tội ác đã xảy ra với họ. Ghi nhớ tội ác để khước từ tội ác; khước từ
tội ác nhưng không được quên tội ác. Hãy ghi nhớ, và vì thế chúng ta lưu
giữ cuốn kinh thánh của Đảng quốc xã.
Sự ghi nhớ tiếp thêm sức mạnh cho những sống sót, xoa dịu nỗi đau của
những gia đình có người thân đã bỏ mạng, và là tài sản cuối cùng mà những
người đã hy sinh để lại cho chúng ta. Còn hơn thế sự ghi nhớ những vụ
thảm sát người Do thái dưới thời Hitler, nhớ những nguyên nhân, tiến trình
diễn ra hậu quả của nó, giúp chúng ta hiểu hơn về tội ác diệt chủng và nhận
thức được nguy cơ hiểm họa từ các cuộc xung đột sắc tộc.
Trước khi các vụ thảm sát xảy ra, các nước phương Tây không có nhiều
kinh nghiệm về những vấn đề sắc tộc. Bởi vậy, chúng ta đã bỏ qua những
điểm báo tai họa: nhiều người bị tước quyền tự do công dân tại Đức ngay từ
năm 1933, trại tập trung Dachau được thiết lập cũng trong năm đó (đây là