CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI - TẬP 2 - Trang 16

nơi giam giữ các tù nhân chính trị đối lập với chính phủ) , Quốc hội Đức
thông qua Luật chủng tộc Nuremberg vào năm 1935. Tất cả những động
thái này nhẽ ra phải cảnh tỉnh chúng ta về mối hiểm nguy mà Hitler mang
đến. Cái đích cuối cùng của Hitler nhằm tới đã được phơi bày rất rõ ràng
trong cuốn “Đời tranh đấu của tôi” ngay từ khi nó xuất hiện vào những năm
1926, đó là: tiến hành tái vũ trang, thủ tiêu chế độ dân chủ, bành trướng
lãnh thổ, thực hiện thuyết ưu sinh, loại trừ mối nguy dân Do thái. Hẳn là
các nước phương Tây đã không chú ý tới Đời tranh đấu của tôi khi nó được
xuất bản. Khi đó người ta cho rằng đây chỉ là cuốn sách mang tính lý thuyết
và Hitler còn thiếu một chương trình hành động rõ ràng để có thể đạt được
những mục đích mà ông ta nêu ra trong cuốn sách. Trên thực tế, Hitler đã
tiến hành từng bước cụ thể để hiện thực mục tiêu của mình. Tuy vậy, không
ai có bất kỳ hành động nào cả. Ngay cả đến những năm 1940, khi báo cáo
về các trại tập trung giết người được công bố, chúng ta vẫn cư xử với Hitler
theo đúng khuôn khổ các quy ước quân sự; chúng ta hiểu rõ về chiến tranh
nhưng lại không thể hiểu đúng nổi sự diệt chủng, ngay cả khi mọi chứng cứ
phơi bày ngay trước mắt. Thậm chí cho đến hôn nay, chúng ta vẫn muốn
nhắm mắt làm ngơ trước tội ác diệt chủng trong Thế chiến lần thứ hai, vẫn
muốn xem nạn thảm sát người Do thái là một hậu quả phụ của một cuộc
xung đột chính trị, dù thảm khốc nhưng cũng bình thường như những cuộc
xung đột khác. Những nỗ lực tiến hành có hệ thống nhằm tận diệt cả một
cộng đồng tôn giáo hay một nhóm sắc tộc là một ý tưởng đáng ghê sợ tới
mức bản năng con người khiến chúng ta không dám nhìn thẳng vào nó.
Tuy nhiên, người ta đã dần dần hiểu ra bài học đó. Khái niệm diệt chủng ra
đời vào năm 1944. Bốn năm sau Hội đồng Liên hiệp quốc chính thức coi
diệt chủng là hành vi vi phạm pháp luật của quốc tế. Vụ xét xử các tội phạm
chiến tranh Đức Quốc xã tại tòa án quốc tế Nuremberg năm 1946 là một sự
kiện bất ngờ nhưng kể từ đó những vấn đề cơ bản của “tội ác chống nhân
loại” đã được làm rõ và các tòa án tội phạm chiến tranh đã trở thành một
khía cạnh được chấp nhận trong nghệ thuật lãnh đạo đất nước. Trong những
năm 1940, người Do thái tị nạn phải đối mặt với việc đóng cửa biên giới và
thái độ thờ ơ, dửng dưng của các nước phương Tây. Ngày nay, các nước
này đã được học về lòng trắc ẩn dành cho người tị nạn. Bi kịch và may mắn
thay, chính nạn thảm sát dân Do thái lại giúp nhân loại có được những bước
tiến mới trong văn minh loài người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.