CUỘC ĐỜI TRANH ĐẤU CỦA TÔI - TẬP 2 - Trang 18

Những người tìm đến cuốn Đời tranh đấu của tôi với mục đích tìm ra sự
thật về con người Hiler và quá trình nắm quyền lực của ông ta, hẳn sẽ thất
vọng hay tệ hơn nữa, họ sẽ bị đánh lừa. Các nhà sử học đã ghi nhận rằng
những đoạn viết dài dòng mang tính tự truyện trong cuốn sách là sự thổi
phồng, phóng đại và thể hiện những nỗ lực vô thưởng vô phạt của tác giả
nhằm tô vẽ chân dung bản thân. Cần phải hiểu những đoạn viết đó như là
một phần của sự tuyên truyền, trong đó tác giả chủ động bỏ qua, xuyên tạc
và bóp méo những dữ kiện nhằm tạo ra hiệu ứng mong muốn.
Quãng thời gian giữa năm 1924 và 1926, khi Hitler viết cuốn Đời tranh đấu
của tôi, là lúc ông ta đang nỗ lực đánh bóng bản thân mình. Từ năm 1921,
Hitler là thủ lĩnh Đảng Lao động Đức, một đảng liên Đức khá nhỏ quy tụ ở
Munich. Với tài hùng biện sôi nổi, Hitler đã thành công khi đưa tổ chức
đảng của mình lên bản đồ chính trị bang Bavaria. Tuy nhiên, vào lúc đó,
chẳng hề có dấu hiệu nào cho thấy Hitler hay đảng phái của ông ta sẽ thành
công ở phạm vi quốc gia. Trên thực tế, Hitler viết cuốn sách Đời tranh đấu
của tôi khi đang chịu án tù vì tội cầm đầu vụ bạo loạn chống chính quyền
Bavaria và đã thất bại một cách khôi hài.
Cuốc sống thời thơ ấu của Hitler lại càng không có gì là cao sang như ông
ta thể hiện vào năm 1926. Mất cả cha và mẹ ở tuổi 18, Hitler ở một mình tại
khu nhà trọ dành cho nam sinh ở Linz và Vienna. Dù mơ mộng trở thành
họa sĩ, Hitler lại trượt cả hai lần thi vào Học viện Mỹ thuật và chưa bao giờ
tiến xa hơn bậc trung học. Ông ta dành phần lớn thời gian trong phòng đọc
của khu nhà trọ. Ông sống nhờ số tiền trợ cấp ít ỏi cho trẻ mồ côi và tiền
bán các tấm bưu thiếp do ông ta tự vẽ. Tháng 2 năm 1914 Hitler đăng ký
tham gia quân đội Áo nhưng bị từ chối vì không đủ sức khỏe. Thành công
lớn nhất đến với Hitler khi ông ta phục vụ trong quân đội Bavaria. Ông đã
từng là giao liên trong Thế chiến thứ nhất và sau đó là chính trị viên tuyên
truyền.
Mãi tới giữa những năm 1920 Hitler mới bốc lộ mong muốn trở thành lãnh
đạo trên chính trường nước Đức. Ngay cả khi đã kiểm soát Đảng Lao động
Đức, Hitler vẫn tập trung cho tuyên truyền và những nỗ lực nhằm kích động
người dân Đức bằng những thông điệp bài dân chủ, nói về chủ nghĩa dân
tộc cực đoan, chủ nghĩa bảo thủ kinh tế, và thuyết chủng tộc thượng đẳng.
Ông ta tổ chức các cuộc mít-tinh và diễu hành, bắt đầu nhúng tay vào các
hoạt động chính trị ở Đức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.