ông chỉ muốn trì hoãn điều mà ở hiện tại rất khó thực hiện và khó chịu đựng
và duy trì cho đến tương lai. ông đặt hy vọng ở một sự tác động cân bằng
chậm rãi theo thời gian và ở sức ép của sự phát triển mà ông tin là trong
một quá trình lâu dài sẽ có thể xảy ra hơn là một nỗ lực phá tan ngay những
sự kháng cự hiện tại của những nhà nước riêng biệt. Theo cách đố, ông đã
thể hiện và chứng minh một cách xuất sắc nhất sự tài ba vĩ đại trong nghệ
thuật làm chính trị gia của mình. Bởi trong thực tế, chủ quyền của Đế chế
luôn luôn tăng lên nhờ có chủ quyền những nhà nước riêng biệt. Thời gian
đã biến những điều mà Bismarck trông đợi ở nó thành hiện thực.
Với sự tan vỡ của nước Đức và sự phá hoại hình thức nhà nước quân chủ
thì sự phát triển này đã bắt buộc thúc đẩy nhanh. Bởi những nhà nước Đức
riêng biệt đã coi sự tồn tại của mình do tính chất cơ sở theo nguồn gốc ít
hơn là những nguyên nhân chính trị thuần túy, nên tầm quan trọng của
những nhà nước riêng biệt này hiện tại chắc hẳn phải bị co cụm lại thành
những điều không có ý nghĩa gì, trong đó, hiện thân cơ bản nhất của sự phát
triển về mặt chính trị của những nhà nước này, hình thức nhà nước quân
chủ và triều đại của chúng, đã bị ngăn chặn. Qua đó, một số lượng đáng kể
những “hình thái nhà nước” này đã mất đi mọi tính ổn định, bền vững bên
trong với phạm vi lớn đến nỗi mà chúng phải từ bỏ sự tiếp tục tồn tại của
chính nhà nước mình và phải liên kết với những nhà nước khác bắt nguồn
chỉ từ những mục đích hoặc tự nguyện nhập vào những nhà nước lớn hơn;
đó chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự vô cùng yếu kém về chủ quyền
của những nước nhỏ này trên thực tế và cũng là sự đánh giá thấp do chính
những công dân của nó đã nhận định.
CHƯƠNG 10.4: NĂNG LỰC CỦA ĐẾ CHẾ
BISMARCK LÀ GÌ?
Nếu việc loại bỏ hình thức nhà nước quân chủ cùng những đại diện của nó
làm rung chuyển mạnh tính chất của nhà nước liên bang thì càng có nhiều
sự gánh vác nghĩa vụ được sinh ra từ bản Hiệp ước “hòa bình”.