159
Du Hóa & Ở Chùa: Chương 4!
Tu hành không phải là chuyện dễ, thời thời khắc khắc đều
gặp chướng ngại. Tôi sống trong nghịch cảnh ấy vốn không
thối chí mà vẫn tinh tấn như thường lệ! Ngày nay các vị quá ư
hạnh phúc gặp được đạo tràng tốt như vầy, vì không bị ai mắng
cũng không bị người đánh, tự tại biết là bao! Tôi hy vọng các
vị luôn tinh tấn chớ biếng lười!
53. Châm ngôn chữ Nhẫn
M
ạnh Tử nói: “Trời muốn giao trọng trách cho người
nào, trước tiên người ấy phải chịu khổ về tâm thần
lẫn thể xác, phải chịu đói cùng sự thiếu thốn. Dù vậy họ vẫn
không nhiễu loạn mà chuyên nhẫn nhục hầu tăng trưởng sức
chịu đựng.” Nhìn chung về cuộc đời Hòa Thượng thì cũng
giống như đoạn văn nói trên. Vì vậy Hòa Thượng thường
thường chỉ dạy đệ tử: “Nhẫn là vật vô giá, nhưng người ta
không dùng đến nó, nếu biết dùng lòng nhẫn, mọi chuyện đều
giải quyết ổn thỏa”.
Hòa Thượng kể:
Suốt cuộc đời, tôi đều dùng hai chữ “Nhẫn nại” làm câu
châm ngôn. Bất cứ trong hoàn cảnh nào, tôi tuyệt đối nhẫn nại
cả thân lẫn tâm. Dù ở trước mặt Sư Phụ hay không, tôi làm đệ
tử trước sau gì cũng không dám nổi giận. Vì sao? Vì Sư Phụ
của tôi, không “dữ dằn” như tôi. Sư Phụ tôi rất từ bi, nếu tôi
nổi nóng, Sư Phụ sẽ không ăn cơm và nói: “Tôi dạy tên đệ
tử này, mà dạy cũng không xong nữa!” Vì không muốn làm
cho ông già buồn phiền không ăn cơm, nên tôi không dám nổi
nóng. Vậy tôi có tánh nóng nảy không? Lòng sân của tôi thì
lớn hơn ai hết, nhưng vì xuất gia tu hành, nên đã sửa đổi rồi.
Tôi thường nói với các vị, lúc tôi mới xuất gia ở chùa, sư