161
Du Hóa & Ở Chùa: Chương 4!
không cầu duyên. Đó là một bài miêu tả chân thực của tôi.
Các vị phải nhớ về sau là “Lạnh chết cũng đứng trước gió. Đói
chết vẫn đi thẳng người, phải làm như ngọn nến trước cơn gió
táp, vàng rồng đốt trong lửa đỏ” cái gì cũng không sợ. Lúc ở
Đông Bắc, mùa đông mùa hè gì tôi cũng mặc ba lớp áo vải.
Bên trong một lớp, bên ngoài là hai lớp, đều là vải vá, vá từng
mảnh từng mảnh một. Tôi không sợ các vị khinh rẻ tôi, vì tôi
vốn xuất thân trong gia đình nghèo khổ. Tôi có “Lạnh không?”
Lạnh chớ! Lạnh, thì tại sao phải mặc như vậy?” Vì tôi muốn
“dù lạnh chết cũng không phan duyên.”
Mùa Đông ở Đông Bắc, tuyết rơi dầy ba thước, tôi không
mang vớ, chỉ mang giày vải La Hán (cho người tu) đi các nơi.
Có một số người nói: “Thầy đó thiệt có đức!” Thật ra không
phải tôi có đạo đức gì, chỉ qua tôi biết nhẫn, không sợ lạnh,
không sợ đói. Cho nên tôi nói: “Lạnh chết đứng trước gió, đói
chết vẫn đi thẳng người” là nghĩa vậy. Tôi lúc đầu luyện tập
không mặc áo len, cũng thấy lạnh ghê lắm, nhưng lạnh riết rồi
thành quen và không còn sợ nữa!
Ở Đông Bắc khí trời lạnh đến cứng lỗ tai, rất đau, nếu các
vị lấy tay vuốt một cái là có thể sứt lỗ tai ra! Nhưng tôi cũng
không đội nón, hai tai của tôi không bị rớt, vì tôi chịu quá lạnh
mà thành, tôi đã thoát qua cái lạnh cóng. Lúc đầu bị lạnh cóng,
tôi thấy đau buốt như kim đâm, đau khinh khủng. Sau đó tôi
cứ để cho nó đau, mặc kệ mày! Rớt thì rớt –có sứt tai cũng kể
như không! Rồi tôi cũng nhẫn qua được.
Tôi có thể nhẫn được lạnh và nóng. Lúc thời tiết nóng nhất,
nóng đến độ đầu óc choáng váng, mắt nổi hoa đốm; lúc đi
đường tôi thấy trời đất xoay chuyển, mắt tối sậm, nhưng tôi chỉ
cần ngồi xuống nghỉ một chút là hết. Tôi dùng hai chữ “nhẫn