Cuộc Đời Hòa Thượng Tuyên Hóa
162
nại” làm pháp bảo, để khắc phục tất cả khó khăn như nhẫn rét,
nhẫn nóng, nhẫn gió, nhẫn mưa, nhẫn đói, nhẫn khát, tất cả đều
là nhẫn, tuyệt đối không chịu đầu hàng.
Ghi chú: Đệ tử Đàm Quả Thức kể:
Nhớ lại lúc tôi còn nhỏ ở Hồng Kông. Một hôm tôi thấy
dưới bàn chân của Sư Phụ có một lớp da rất thô, dầy khoảng
vài phân. Vì tôi sanh tại Hồng Kông nên tôi chưa bao giờ thấy
qua bàn chân nào như vậy. Tôi không dằn được nên hỏi Sư
Phụ vì sao bàn chân của Sư Phụ có một lớp da dầy giống như
mang thêm một lớp giày lót vậy. Sư Phụ đáp vì hồi nhỏ Ngài
thường hay đi chân không nên bị như vậy. Tôi hỏi Sư Phụ: “Đi
như vậy không đau sao?” Sư Phụ đáp:” Đương nhiên là khó
chịu, nhưng nhẫn chịu một chút là sẽ qua thôi! Tu hành là phải
nhẫn nại!” Nghe Sư Phụ nói xong, tôi càng thêm khâm phục
sự tu khổ hạnh và đức hạnh thương trời lo người của Ngài. Sự
dạy dỗ từ bản thân cho đến lời lẽ của Sư Phụ đã khiến cả đời
tôi thọ dụng không bao giờ cùng tận!
54. Mừng, giận do tâm
H
òa Thượng thật có biện tài vô ngại, chỉ cần Ngài sửa
một chữ, đổi một chút là khiến người chuyển từ giận
dữ sang vui mừng khâm phục. Từ những câu chuyện dưới đây
cho chúng ta thấy được con người sở dĩ mừng vui hay hờn
giận chỉ sai biệt ở tơ hào, tất cả đều do tâm tạo.
Hòa Thượng kể:
Ở Trung Quốc, khi Tết đến bất luận ở chùa hay ở nhà người
ta thường viết câu đối liễn, còn gọi là huy xuân. Lúc đó tôi là
Sa Di ở chùa, tôi viết: “Như ý cát tường,” hoặc viết những câu