163
Du Hóa & Ở Chùa: Chương 4!
cát tường khác. Khi tôi viết bốn chữ “Trí huệ như hải,” vì viết
rất nhanh, nên nét chữ xem rất có thần. Có một sư huynh Sa Di
thấy bốn chữ này rất hoan hỉ nên mãi lẩm bẩm: “Trí huệ như
hải, trí huệ như hải, trí huệ như hải ... cứ lầm bầm hoài nghe
rất chướng tai. Tôi nói: “Tôi thấy nghiệp lực huynh mới như
hải đó!” À, tôi chỉ nói vậy, mà Sư huynh ấy nổi trận lôi đình:
“Tôi thấy đệ viết mấy chữ như rồng bay phượng múa như vậy,
không nhẫn được nên buộc miệng đọc ra, vậy mà đệ lại nói
nghiệp lực tôi như hải. Có phải đệ muốn mắng tôi không?”
Đoạn huynh ấy sần sộ như muốn đánh lộn với tôi vậy.
Tôi nói: “Huynh chớ vội nóng nảy, tôi nói nghiệp lực huynh
như hải, thì huynh đáng lẽ không nên nóng giận, mà còn phải
cám ơn tôi đã chúc phước cho huynh mới phải chứ!”
-Há có lý này à! Đệ nói nghiệp lực tôi như hải, mà còn
muốn tôi cám ơn đệ? Là đạo lý gì thế!
Tôi nói: “Huynh có biết thế nào là nghiệp không? Nghiệp
lực là những gì mình tạo tác ở kiếp trước thì kiếp nầy phải
chịu. Nghiệp lực có thiện nghiệp và ác nghiệp. Tôi đâu nói ác
nghiệp huynh như hải, giả như tôi nói thiện nghiệp huynh như
hải, thì sao?”
Huynh ấy trố mắt, cứng miệng, rồi nói: “Vậy thì không có
vấn đề gì!”
Huynh ta nghe tôi giải thích như vậy liền hết giận, vui vẻ trở
lại và lại còn xin lỗi tôi. Các vị thấy có kỳ diệu lắm không! Khi
tôi chưa nói rõ chữ đó, huynh ta đã nổi sân, tôi lại thêm vào
một chữ Thiện nghiệp như hải, thì huynh tức khắc không còn
nóng giận nữa, các vị nói có kỳ quái không? Tâm con người
thì kỳ quái như vậy, chỉ xê xích một chữ thôi tức họ sẽ hỷ (vui)
hoặc nộ (giận), nghiệp lực là thế đấy!