Cuộc Đời Hòa Thượng Tuyên Hóa
42
tức ở bên ngoài. Tôi sống trong một căn nhà cũ nát có vách trét
bằng bùn, mái lợp bằng cỏ, cách rời các nhà khác khoảng 100
bước. Bởi sống trong hoàn cảnh như thế, nên tôi chưa từng
thấy qua và cũng chưa từng nghe nói về chuyện con nít chết
bao giờ.
Nhớ lúc tôi được 11, 12 tuổi, có lần tôi cùng lũ bạn ra vùng
ngoại thành chơi đùa. Tôi thấy ở khu đất hoang có một đứa bé
bị bó trong rơm nằm đó, mắt nó nhắm kín và cũng chẳng có
hơi thở. Tôi chưa bao giờ thấy qua sự việc này nên cứ tưởng là
đứa bé đang ngủ. Tôi bèn kêu nó thức dậy để chơi với chúng
tôi. Có đứa nhỏ khác nói: “Nó chết rồi, anh kêu nó để làm gì?”
Lúc đó tôi cũng không biết cái gì gọi là chết, tôi cũng rất ngại
ngùng để hỏi chúng bạn. Sau đó tôi về nhà hỏi mẹ tôi: “Tại sao
đứa bé đó lại chết? Con không hiểu gì về cái chết này?” Các vị
thấy đó, kiến thức tôi có hẹp hòi, nông cạn không? Vì đã hơn
mười mấy tuổi đầu rồi mà tôi còn không hiểu thế nào gọi là
chết, cũng đủ biết rằng cái người này rất ít tiếp xúc qua lại với
người ngoài.
Sau khi nghe tôi hỏi, mẹ tôi trả lời rằng: “Chết à! Ai ai cũng
đều phải chết, nhưng chẳng qua là chết sớm hay chết muộn,
hoặc có khi chết già, chết trẻ, cũng có khi chết lúc trẻ thơ rồi
người ta bó rơm đem bỏ ở ngoại thành. Có người chết vì tuổi
già, hay chết vì bịnh tật, có nhiều cách chết không giống nhau.”
Tôi cảm thấy con người sanh ra rồi tức nhiên phải chết, vậy
sống đây để làm gì? Chẳng có ý nghĩa gì cả! Tôi lại hỏi: “Con
người có thể nào không chết được không? Chúng ta làm sao
mới khỏi phải chết. Con cảm thấy cái chết chẳng có nghĩa lý
gì.” Mẹ tôi không biết nói làm sao để trả lời câu hỏi của tôi.
Đang lúc đó, có người bà con tên là Lý Lâm, nghe tôi hỏi