CUỘC ĐỜI VÀ ĐẠO NGHIỆP HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA - Trang 61

53

Cầu Đạo & Tiến Học: Chương 2

đi nghe mỗi ngày. Vị Pháp Sư giảng kinh, có khi nói sai chữ,
giống như “đài phong tập (㽆 cảng” là gió bão tập (kích)
hải cảng, Sư nói “đài phong long (啡) cảng” tức gió bão long
(rồng) hải cảng. Vậy, mà tôi chuyên nghe người không biết
giảng kinh. Sư giảng càng không hay, tôi lại càng muốn nghe.
Ai mà giảng hay thì tôi không nghe. Tại sao tôi chỉ muốn nghe
“cái không hay”? Vì ngay trong cái “không hay” đó, ta mới tìm
ra được cái hay, đó mới chính là đạo vậy!

Hồi đó, tôi chỉ cần được nghe giảng kinh, cho dù không

ăn, tôi cũng không thấy đói; không ngủ cũng không thấy mệt,
tâm tư lúc nào cũng nghĩ tới lời dạy trong kinh. Tôi nghe kinh,
không phải lúc giảng mới nghe, rồi quên hết khi rời khỏi giảng
đường. Tôi thì “niệm tư tại tư,” luôn thường nghĩ đến đạo lý
trong kinh. Thường tự hỏi, phải chăng mình có thể làm được
như thế? Phải chăng mình có thể làm theo các đạo lý như vậy?
Tôi luôn nhiếp thâu lời giảng đó vào thân tâm mình để có thể
áp dụng được, đó mới thật là nghe kinh vậy!

Nhớ lúc còn nhỏ, khi nghe kinh xong trở về nhà, tôi vẫn

còn nghe văng vẳng bên tai lời giảng kinh của Pháp sư và tôi
suy ngẫm hoài về các đạo lý trong buổi giảng kinh đó; thậm
chí trải qua mấy ngày sau mà tôi vẫn còn nghe được lời giảng.
Cho dù không có Pháp sư giảng kinh thuyết pháp, tôi chỉ cần
ngồi tĩnh lặng là cũng nghe trong hư không có rất nhiều Pháp
sư đang giảng kinh thuyết pháp, đồng thời có thể nghe đến cả
mấy trăm vị thuyết pháp luôn, hơn nữa tôi có thể nhớ lại rất rõ
ràng. Tại sao tôi lại như vậy? Vì tôi chuyên tâm nhất trí, “niệm
tư tại tư”, nhất tâm muốn nghe kinh học pháp. Đây là cảnh giới
nghe kinh lúc xưa của tôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.