CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 284

Chương XII

Tuyệt giao với nước Nga 1811-1812

Sau trận éc-phua, A-lếch-xan trở về Pê-téc-bua với ý định ủng hộ sự

liên minh Pháp - Nga và không đi trệch đường lối của Na-pô-lê-ông, ít ra
thì cũng là trong những ngày gần đây nhất. Rồi đây, khi một cuốn sử khoa
học và tỉ mỉ nói về kinh tế xã hội và chính trị của nước Nga hồi đầu thế kỷ
thứ XIX được viết ra thì chắc chắn những nhà nghiên cứu của những thời
đại sau này sẽ chú ý và dành nhiều trang giấy để viết về những năm lạ lùng
ấy, kể từ trận éc-phua cho đến cuộc xâm lược của Na-pô-lê-ông vào năm
1812. Trong bốn năm ấy, đã diễn ra một cuộc đấu tranh cực kỳ phức tạp
giữa những lực lượng và trào lưu xã hội đối địch nhau, do đó nhân vật Xpê-
ran-xki xuất hiện rồi sụp đổ đã là một tất yếu lịch sử.

Lúc ấy, vấn đề cải cách bộ máy cai trị của đế quốc Nga đã rõ rệt là một

vấn đề khẩn cấp. Au-xtéc-lít, Phrit-lan, Tin-dít: ngần ấy vấp váp cũng đủ
làm cho người ta có ý thức rằng cần thiết phải có một sự cải cách. Nhưng
mặt khác, những thất bại khủng khiếp mà nước Nga chịu đựng trong hai
cuộc chiến tranh lớn, do chính nước Nga tiến hành chống Na-pô-lê-ông vào
những năm 1805-1807, đã kết thúc bằng một cuộc liên minh tương đối có
lợi (mặc dầu người ta vẫn có thể nói đến cái nhục Tin-dít) với kẻ đi chinh
phục thế giới và sau đó ít lâu lại được hưởng đất đai rộng lớn của nước
Phần Lan thì rất tự nhiên rằng Sa hoàng không nhìn thấy những lý do phải
tiến hành những cuộc cải cách sâu sắc và căn bản tối thiểu, cũng không
thấy được phải tiến hành những cuộc cải cách giống như ở nước Phổ sau
thảm họa I-ê-na. Chính khi ấy Xpê-ran-xki đã xuất hiện rất đúng lúc. Người
bình dân thông minh, khôn khéo và thận trọng ấy là người ở trong đoàn hộ
giá A-lếch-xan từ éc-phua trở về, và ông ta rất khâm phục Na-pô-lê-ông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.