CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 302

Chương XIII

Cuộc xâm lược nước nga của Na-pô-
lê-ông 1812

Khi bắt đầu bất cứ một trận nào trong những cuộc chiến tranh liên

miên của mình, Na-pô-lê-ông cũng luôn luôn chú ý tới hai vấn đề chính
yếu: một là con người của viên tướng tổng tư lệnh đối phương và hai là tình
hình chung bộ máy chỉ huy của đối phương. Viên tướng tổng tư lệnh ấy có
mạnh không? Có được hành động tự do tuyệt đối không? Trước hết Na-pô-
lê-ông quan tâm đến hai vấn đề có tầm quan trọng cơ bản ấy.

Trong trường hợp đặc biệt, hình như Na-pô-lê-ông có thể trả lời hai

vấn đề ấy một cách đầy đủ nhất. Người Nga chỉ có một viên tướng giỏi,
xứng đáng, là Ba-gra-chi-on nhưng Ba-gra-chi-on lại bị đặt vào địa vị thứ
yếu. Còn Ben-nít-xen thì kém xa Ba-gra-chi-on, bị Na-pô-lê-ông gọi là
"một kẻ bất lực" đã bị đánh bại tan tành ở Phrít-lan nhưng Ben-nít-xen
không phải là con người kém ngoan cường và cả quyết, và đã tỏ ra cương
nghị, không phải bằng việc bóp chết hoàng đế Pôn năm xưa, mà bằng sự
chống cự phi thường của ông ta suốt trong một ngày huyết chiến ở Ai-lau,
nhưng Ben-nít-xen cũng chỉ ở vào địa vị thứ yếu. Còn Cu-tu-dốp? Tuy Na-
pô-lê-ông đã đánh bại được Cu-tu-dốp ở Au-xtéc-lít, song chưa bao giờ ông
dám khinh Cu-tu-dốp, mà trái lại, còn nhận định Cu-tu-dốp là viên tướng
mưu trí và khôn ngoan. Nhưng Cu-tu-dốp không cầm quân nữa. Còn đối
với Bác-clây dơ Tô-ly, tổng tư lệnh kiêm thượng thư Bộ chiến tranh, thì
Na-pô-lê-ông thiếu tài liệu để đánh giá, nhưng cũng có thiên hướng đánh
giá viên tướng này không vượt trình độ thông thường của các tướng lĩnh
Nga là mấy, mà theo Na-pô-lê-ông thì trình độ ấy chẳng cao gì lắm. Về vấn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.