rằng ông ta muốn thấy họ đi ủng kỵ mã, đeo kiếm bên sườn, noi gương tổ
tiên họ khi quân Tác-ta và Cô-dắc tiến vào đất nước, vì mọi người đang
sống trong thời buổi đòi hỏi phải vũ trang từ đầu đến chân và bàn tay sẵn
sàng đặt trên đốc kiếm. Na-pô-lê-ông đã nói như vậy với bọn quý tộc tiếp
đón ông ta ở Pô-dơ-nan, vào ngày 28 tháng 5 năm 1812 do Goóc-dép-xki,
tổng giám mục địa phận, chủ trì. Bọn quý tộc Ba lan vội vã hiểu lời phát
biểu ấy như một lời chúc tụng. Na-pô-lê-ông không bao giờ tỏ ra sắc sảo về
mặt xã giao đặc biệt là khi đang đi chiến dịch.
Từ Pô-dơ-man, Na-pô-lê-ông đi đến Toóc -nơ rồi từ Toóc-nơ đi Đan-
xích lưu lại đây bốn ngày để điều động thêm nhiều đơn vị bộ đội mới, từ
Đan-xích, Na-pô-lê-ông đi Cơ-ni-xbe, ở lại đó năm hôm (từ 12 đến 17
tháng 6) và dùng toàn bộ thời gian ấy để giải quyết việc quản lý bộ đội và
việc tổ chức tiếp tế. ngày 20 tháng 6 Na-pô-lê-ông đến Gum-bin-men ông
đã hạ nhật lệnh cho toàn quân. "Hỡi các binh sĩ! Cuộc chiến tranh Ba Lan
lần thứ hai đã bắt đầu. Cuộc chiến tranh thứ nhất đã kết thúc ở Phrít-lan và
ở Tin-dít; ở Tin-dít, nước Nga đã thề liên minh mãi mãi với nước Pháp và
sẽ chiến tranh với nước Anh. Ngày nay họ bội ước; họ không muốn giải
thích chút gì về hành động kỳ quặc của họ, họ muốn quốc huy của đế quốc
Pháp không vượt qua sông Ranh để họ tùy ý muốn làm gì những bạn đồng
minh của chúng ta ở đó thì làm. Nước Nga đã bị số mệnh lôi cuốn và định
mệnh của họ sẽ đến với họ. Họ tưởng chúng ta bạc nhược rồi chăng?
Chúng ta không còn là những binh sĩ Au-xtéc-lít nữa chăng? Nước
Nga đặt chúng ta vào thế hoặc chịu ô nhục thanh danh hoặc phải chiến
tranh: con đường chúng ta chọn đã rõ ràng. Chúng ta hãy tiến lên , hãy vượt
qua sông Ni-ê-men và tiến hành chiến tranh ngay trên đất nước họ. Cuộc
chiến tranh Ba Lan thứ hai này sẽ đem lại vinh quang cho quân đội Pháp.
Những hòa ước mà chúng ta sẽ ký sẽ mang trong bản thân chúng sự bảo
đảm; chúng ta sẽ chấm dứt cái ảnh hưởng bi thảm mà nước Nga dội vào
trong công việc của châu Âu từ năm mười năm nay".
Lời tuyên bố của Na-pô-lê-ông được coi là lời tuyên chiến chính thức.
Hai ngày sau, trong đêm 24 tháng 6 năm 1812 (12 tháng 6 theo lịch
cũ) Na-pô-lê-ông ra lệnh vượt sông Ni-ê-men và 300 kỵ binh thuộc trung