"triển lãm" quái gở về sự hèn hạ của con người, về sự xiểm nịnh và sự sợ
hãi bỉ ổi nhất ấy.
Niềm tin tưởng phổ biến đó vào thắng lợi của Na-pô-lê-ông hình như
hoàn toàn có căn cứ. Đánh nước Nga là vô số các trung đoàn của một quân
đội có tổ chức cao hơn hẳn; chỉ huy các đạo quân ấy là một danh tướng mà
tài dụng binh đã được thừa nhận là trội hơn cả hoàng đế A-lếch-xan xứ Ma-
xê-đoan, hơn cả An-ni-ban, Xê-da; tính đến năm 1812, viên danh tướng ấy
đã thắng những trận lớn nhỏ nhiều hơn của cả ba vị danh tướng trên cộng
lại "Cuộc liên minh" của Na-pô-lê-ông với nước áo và nước Phổ, quyền bá
chủ châu Âu đã làm tăng thêm quân số và bảo vệ cho hậu phương của ông
ta. Địch thủ của Na-pô-lê-ông là nước Nga chỉ có một đội quân ít hơn ba
lần để chống cự lại và các tướng lĩnh chỉ huy thì đã từng bị Na-pô-lê-ông
và các thống chế của ông ta đánh bại nhiều lần. Chính Na-pô-lê-ông nhận
định rằng nước Nga chẳng có một tướng tài nào ngoài hoàng thân Ba-gra-
chi-on; và đó cũng là dư luận của tất cả châu Âu. Lúc bấy giờ niềm tin của
Na-pô-lê-ông thật là vô hạn. Nhưng cũng nên chú ý là trong năm 1812, ý
kiến của Na-pô-lê-ông đã thay đổi nhanh chóng. ở Xmô-len, khi ngắm cửa
sổ điện Crem-li, Na-pô-lê-ông đã nói thế này nhưng khi nhìn Mát-xcơ-va
bốc cháy thì Na-pô-lê-ông lại nói thế khác và trong khi rút lui lại nói khác
nữa. ấy vậy mà khi vừa mới vào giai đoạn đầu của chiến dịch, tức là khi đi
từ Đre-xđen rồi vượt sông Ni-ê-men thì rõ ràng là Na-pô-lê-ông đã nghĩ
đến cái mục tiêu thích thú nhất trong mơ ước: đó là phương Đông, là sự
chiếm lấy ấn Độ, nghĩa là nghĩ đến cái kế hoạch mà Na-pô-lê-ông đã phải
từ bỏ ngày 20 tháng 5 năm 1789, khi ông ta ra lệnh không vây hãm thành
A-crơ nữa và dời quân khỏi Xi-ri để trở về Ai Cập. Nếu hoàng đế A-lếch-
xan xứ ma-xê-đoan cũng đã xuất phát từ một cứ điểm xa xôi như Mát-xcơ-
va mà đã đến được sông Hằng thì tại sao ông ta, Na-pô-lê-ông lại sẽ không
làm được như thế? Na-pô-lê-ông đã lý giải như vậy với Nác-bon một trong
những người tin cẩn đôi khi được Na-pô-lê-ông thật thà bàn bạc. Một khi
mà Mát-xcơ-va đã bị thất thủ , nước Nga đã đánh bại, Sa hoàng sẽ phải ký
hòa ước hoặc sẽ bị chết trong cơn tai biến của triều đình thì lúc ấy ai sẽ
ngăn cản được quân đội Pháp và các nước chư hầu tiến đến tận sông Hằng?