CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 303

đề thứ hai thì có thể có một câu trả lời còn lạc quan hơn: sự thống nhất chỉ
huy trong quân đội Nga hoàn toàn không có, và tổ chức bộ máy chỉ huy thì
không đáng bình luận đến. Thật ra cũng không thể khác thế được, vì A-
lếch-xan ở trong quân đội và đã can thiệp vào mọi ý định tổ chức của Bác-
clây. Trên đường hành quân đến sông Vin-na, Na-pô-lê-ông đã biết đầy đủ
tình hình trên, cho nên ngay ở Vin-na Na-pô-lê-ông đã mỉa mai lưu ý Ba-la-
sốp, tướng hậu cần mà A-lếch-xan cử đến lần đầu tiên và cũng là lần cuối
cùng để đề nghị ký hòa ước với Na-pô-lê-ông, rằng : "Tất cả bọn họ làm gì
chứ? Trong khi Phun đề nghị thì ác-phen phản đối, Ben-nít-xen nghiên cứu
thì Bác-clây là người có trách nhiệm quyết định lại không biết nên quyết
định thế nào và thời gian trôi đi chẳng làm được gì cả!".

Đoạn tường thuật ấy của Ba-la-sốp về cuộc hội đàm với Na-pô-lê-ông

đáng cho ta tin cậy hoàn toàn vì có nhiều bằng chứng khác xác minh thêm,
nói chung, bản báo cáo của tướng Ba-la-sốp, thượng thư Bộ công an Nga,
người mà A-lếch-xan đã phái đến để đề nghị ký hòa ước với Na-pô-lê-ông
ngay khi vừa được tin quân Pháp vượt qua sông Ni-ê-men - bản báo cáo đã
được Chi-e sao lục trong bản thảo tập XIV cuốn Lịch sử chế độ tổng tài và
đế chế và được sao gần như nguyên văn trong một chương hay nổi tiếng
của cuốn Chiến tranh và hoà bình - không đáng tin cậy lắm, đặc biệt là
những đoạn viết về Ba-la-sốp đã dám nói xa xôi đến Tây Ban Nha và dám
nhắc đến thành phố Pôn-ta-va trong khi nói chuyện với Na-pô-lê-ông.
Thượng thư Bộ công an Nga chưa bao giờ được đặc biệt nổi tiếng vì đức
chân thật, và rất có thể về sau này vị thượng thư ấy đã ghi thêm chuyện đó
vào. Người viết sử phải luôn luôn chú ý đến những sự thêm thắt như vậy.
He-slét đã viết cả một cuốn sách nhan đề là Mưu mẹo rẻ tiền trong lịch sử,
dành riêng cho những "bí mật lịch sử" và những chước thuật thuộc loại ấy,
cũng rất tài trí nhưng được "sáng tạo" quá chậm và chẳng bao giờ được nói
ra, bởi vì thật ra chúng chỉ nảy ra trong đầu óc của người sáng tạo ra chúng
khi hắn ta đã từ biệt đối phương, và lúc ra "cầu thang" mới nghĩ ra rằng giá
như vừa rồi mà nói thêm như thế này hay như thế nọ thì thật tuyệt. Dầu sao
Na-pô-lê-ông - con người đã đến Vin-na bốn ngày sau khi vượt sông Ni-ê-
men không gặp một sức kháng cự nào và đã được bọn quý tộc Ba Lan địa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.