CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 304

phương đón tiếp với những biểu hiện của lòng trung thành đầy tôn kính, và
biết rằng lực lượng mình hơn hẳn - đã dứt khoát từ chối đề nghị ký hòa ước
của Ba-la-sốp, đương nhiên là với một giọng gay gắt và xúc phạm. Na-pô-
lê-ông đã ở lại Vin-na 18 ngày trọn, đó là điều mà sau này các nhà viết sử
quân sự cho là một trong những sai lầm tai hại của Na-pô-lê-ông Nhưng
thật ra ở Vin-na, cũng như ở Đre-xđen, Na-pô-lê-ông đợi các quân đoàn
mới hành quân tới hội sư với ông. Trong số 68 vạn 5 nghìn quân dùng để
đánh nước Nga thì hiện Na-pô-lê-ông đã phải để lại 23 vạn 5 nghìn đóng ở
Pháp và ở nước Đức chư hầu; chỉ còn 42 vạn nhận lệnh vượt biên giới.
Nhưng số 42 vạn quân ấy cũng chỉ kéo dần đến Vin-na và tiến dần dần vào
nước Nga. Tại Vin-na, Na-pô-lê-ông đã nhận được tin đầu tiên bất lợi cho
chiến dịch: ngựa thiếu cỏ chết hàng đàn. Tình hình đáng tiếc khác: người
Ba Lan ở xứ Lít-va và ở Bạch Nga đã không điều động đủ lực lượng. Khi
đến Vin-na, những đặc điểm và những khó khăn của công cuộc mà Na-pô-
lê-ông hiểu sâu hơn khi chưa vượt qua biên giới lại càng hiểu sâu hơn nữa
so với khi ở Đre-xđen. Sự kiện ấy tác động tức khắc đến đường lối của Na-
pô-lê-ông: ông không hợp nhất xứ Lít-va vào Ba Lan (lúc ấy người ta gọi
cả Bạch Nga là Lít-va) mà đặt nó ở dưới một chế độ cai trị riêng, tạm thời;
việc ấy làm cho người Ba Lan thất vọng lớn. Điều đó có nghĩa là Na-pô-lê-
ông chưa muốn làm việc gì phương hại đến việc giảng hòa với A-lếch-xan.
Ngay từ lúc đó, tính chất hai mặt đã bắt đầu biểu hiện trong cách xử lý và
trong những kế hoạch có quan hệ đến con đường kết thúc của chiến dịch
mà Na-pô-lê-ông vừa mới tiến hành. Tất nhiên Na-pô-lê-ông cho kết thúc
bằng sự đầu hàng hoàn toàn của A-lếch-xan và như vậy nước biến thành
một nước chư hầu ngoan ngoãn mà Na-pô-lê-ông cần như vậy để tiếp tục
cuộc chiến tranh với nước Anh ở châu Âu và có thể cả ở châu á nữa. Nhưng
tình hình càng phát triển thì Na-pô-lê-ông càng có khuynh hướng cho rằng
chiến dịch này chỉ là một cuộc "Chiến tranh chính trị" - ít lâu sau khi nói về
chiến dịch nước Nga, Na-pô-lê-ông nói như vậy - một cuộc chiến tranh ở
văn phòng, như người ta thường nói vào hồi thế kỷ thứ XVIII, nghĩa là một
thứ tranh cãi về mặt ngoại giao tiến hành bằng một vài "hành động quân
sự", và sau đó, cuối cùng là đi đến một thỏa thuận chung. Nguyên nhân sâu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.