CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 169

đại công tước xứ Bát-đơ được mở rộng bờ cõi trên lãnh thổ nước áo. Bọn
họ còn xin tiền nhưng Na-pô-lê-ông đã từ chối.

Đường vào xứ Ba-vi-e bỏ ngỏ. Các thống chế nhận được lệnh hành

quân cấp tốc hơn, và thế là từ khắp các ngả, đi không dừng không nghỉ, họ
cùng tiến về phía sông Đa-nuýp. Theo lời một quan sát viên quân sự Phổ
thì Béc-na-đốt, Đa-vu, Xun, Lan-nơ, Nây, Mác-mông, Ô-giơ-rô cùng với
các quân đoàn trực thuộc, cũng như Muy-ra với đội kỵ binh của mình đã
chấp hành những chỉ thị rành mạch của hoàng đế với mức độ chính xác như
bộ máy đồng hồ. Chưa đầy ba tuần lễ, không đến 20 ngày, một đoàn quân
to lớn đối với thời bấy giờ đã hành quân di chuyển từ biển Măng-sơ đến
sông Đa-nuýp mà hầu như không có bệnh binh và người đi rớt lại sau.
Trong nhiều định nghĩa của Na-pô-lê-ông về nghệ thuật chiến tranh, có lần
Na-pô-lê-ông đã nói phải làm thế nào để quân đội "khi sinh hoạt thì phân
tán và khi đánh thì tập trung". Các thống chế đã hành quân theo nhiều
đường khác nhau do hoàng đế chỉ định từ trước, điều đó làm cho việc tiếp
tế được thuận lợi, không bị ùn tắc lại ở dọc đường, và khi đến nơi, họ đã
tập trung cả ở xung quanh thành Un-mơ, và tướng Mắc cùng với phần lớn
quân đội áo như bị nhốt trong một cái túi.

Na-pô-lê-ông rời Pa-ri ngày 24 tháng 9, đến Xtơ-ra-xbua ngày 26, và

đội quân của ông cũng đã tức khắc vượt sông Ranh lúc bắt đầu cuộc chiến
tranh; khi qua Xtơ-ra-xbua, Na-pô-lê-ông đã tiến hành tổ chức biên chế
quân đội lần cuối cùng, và tiện đây xin nói một chút.

Bộ đội tiến đánh nước áo được chính thức gọi là đại quân để phân biệt

với các bộ đội dùng vào việc thành lập các đơn vị đồn trú hoặc các quân
đoàn đóng giữ ở những vùng xa mặt trận. Đại quân gồm bảy quân đoàn đặt
dưới sự chỉ huy của các tướng xuất sắc nhất, được cất nhắc lên hàng thống
chế sau khi Na-pô-lê-ông làm lễ thụ phong hoàng đế.

Tổng quân số của bảy quân đoàn này lên tới 186.000 người. Mỗi quân

đoàn đều có bộ binh, kỵ binh, pháo binh và tất cả các ngành hậu cần cần có
trong một quân đội. Na-pô-lê-ông coi mỗi quân đoàn này như một tổ chức
quân đội riêng biệt. Chủ lực quân của kỵ binh và pháo binh không phụ
thuộc vào một thống chế nào và cũng không nằm trong biên chế một quân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.