đoàn nào, mà tổ chức thành những đơn vị riêng biệt đặt dưới sự chỉ huy
trực tiếp của hoàng đế: thí dụ như thống chế Muy-ra được Na-pô-lê-ông bổ
nhiệm làm tổng chỉ huy kỵ binh gồm tới 44.000 người, nhưng cũng chỉ như
người giúp việc, như phái viên liên lạc và chấp hành mệnh lệnh của Na-pô-
lê-ông. Lúc cần thiết, Na-pô-lê-ông có thể tự ý dốc toàn bộ pháo binh và kỵ
binh của mình đến ứng cứu cho một trong bảy quân đoàn.
Ngoài các quân đoàn và các đội dự bị của pháo binh và kỵ binh ra, còn
có đội cận vệ của hoàng đế gồm 7.000 lính ưu tú (đây chỉ mới nói về năm
1805, sau này còn nhiều hơn nữa). Cận vệ binh gồm có các trung đoàn lính
cận vệ và khinh kỵ binh hoặc khinh bộ binh, hai liên đội cảnh binh đi ngựa,
một liên đội "Ma-mơ-lúc" tuyển mộ ở Ai Cập và sau hết là một "tiểu đoàn
ý" vì Na-pô-lê-ông không những là hoàng đế nước Pháp mà còn là vua
vùng bắc và trung ý đã bị Na-pô-lê-ông chinh phục. Thực ra trong "tiểu
đoàn ý" ấy có nhiều người Pháp hơn là người ý. Người ta chỉ tuyển vào đội
cận vệ ngự lâm những người xuất sắc đặc biệt. Họ được trả lương cao,
được nuôi dưỡng đặc biệt, trang phục đẹp, đội mũ cao có lông và đóng sát
ngay tổng hành dinh của hoàng đế. Bản thân Na-pô-lê-ông biết rõ đời sống
và quá trình công tác của một số đông trong đội quân ấy.
Na-pô-lê-ông rất quan tâm đến việc sắp xếp cán bộ chỉ huy, ông không
ngần ngại gì mà không cấp "bằng" tướng cho những người chưa đầy 40
tuổi. Cũng có một số mới 34 tuổi đã được phong thống chế. Dưới thời Na-
pô-lê-ông, tuổi trẻ là một thuận lợi cho sự thăng cấp chứ không phải là một
trở ngại như hết thảy mọi quân đội thời ấy, bất kể quân đội nước nào.
Kỷ luật do Na-pô-lê-ông đặt ra có một tính chất đặc biệt. Na-pô-lê-ông
không cho dùng nhục hình trong quân đội. Toà án quân sự kết án tử hình
hoặc đưa đi đày đối với những tội nặng, còn tội nhẹ chỉ kết án tù ở những
nhà tù của quân đội.
Ngoài ra, còn có một tổ chức khác có quyền hành lớn, đó là toà án
danh dự; tuy hội đồng này không được một luật lệ nào phê chuẩn nhưng
với sự thừa nhận ngầm của Na-pô-lê-ông, nó cứ hoạt động trong toàn quân.
Đây là chứng cớ về vấn đề ấy. Có hai người lính, mà tất cả đại đội đều
không thấy họ có mặt trên chiến trường; nhưng sau đó, hai người này lại