CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 178

Nga lẩn tránh và kéo dài chiến tranh. Vì ở xa nước Pháp và biết rằng Hau-
vít đang trên đường đi đến để gửi tối hậu thư của nước Phổ cho mình, Na-
pô-lê-ông khao khát mở một trận tổng công kích càng sớm càng hay vì ông
tin chắc rằng thắng lợi của trận tổng công kích có thể sẽ kết thúc gọn được
ngay chiến tranh. Tài ngoại giao và đóng kịch của Na-pô-lê-ông lúc đó lại
hiện ra một cách rất rực rỡ: ông ta đã phán đoán được tất cả những diễn
biến ở bản doanh quân Nga và hành động phù hợp với ý định của A-lếch-
xan đang chống lại những cố gắng yếu ớt cuối cùng của Cu-tu-dốp muốn
cứu quân đội Nga bằng một cuộc rút lui vội vã. Na-pô-lê-ông chủ động giả
đóng vai một người sợ hãi, nhu nhược và nhất là sợ phải giao chiến. Na-pô-
lê-ông thấy cần phải gợi cho đối phương thấy đây là thời cơ có một không
hai để dễ dàng đánh bại quân Pháp, nhằm khích động quân Nga tiến công
ngay. Để thực hiện mưu ấy, thoạt tiên Na-pô-lê-ông ra lệnh cho các đơn vị
tiền tiến bắt đầu rút lui, rồi cử Xa-va-ri, tướng thân cận của mình, đến gặp
A-lếch-xan đưa đề nghị đình chiến và hoà bình, và cuối cùng Na-pô-lê-ông
còn chỉ thị cho Xa-va-ri nhân danh Na-pô-lê-ông yêu cầu A-lếch-xan cho
gặp riêng; trường hợp bị khước từ thì Xa-va-ri phải yêu cầu A-lếch-xan
phái người tin cẩn đến gặp Na-pô-lê-ông để mở cuộc đàm phán. Về phía
quân Nga, người ta vui mừng, đắc chí: Bô-na-pác đã hoảng sợ! Bô-na-pác
đã kiệt sức, đã bị thua! Trước hết, đừng để Bô-na-pác chạy thoát.

Tất cả những thủ đoạn đó của Na-pô-lê-ông chẳng giống tính tình của

Na-pô-lê-ông chút nào, thật là xa lạ và nhục nhã đối với Na-pô-lê-ông, đến
nỗi người ta tưởng rằng vị hoàng đế kiêu hãnh, người tướng bậc nhất của
thế giới không bao giờ lại nghĩ và làm như vậy, trừ phi bị hoàn cảnh thật
cấp thiết, khốn khó bắt buộc. Cu-tu-dốp và những mối lo âu của ông ta bị
mất tín nhiệm và bị bác bỏ hoàn toàn. A-lếch-xan từ chối hội kiến với Na-
pô-lê-ông và phái hoàng thân Đôn-gô-ru-cốp đến gặp Na-pô-lê-ông. Sau
này, Na-pô-lê-ông còn lấy mãi câu chuyện của người tướng trẻ trong triều
đó làm trò đùa, mà trong báo chí công khai Na-pô-lê-ông gọi là "anh phổi
bò", Đôn-gô-ru-cốp nói với hoàng đế Pháp bằng một giọng kẻ cả và trịch
thượng cứng rắn "như nó với một tên boay-a1

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.