CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 215

Ông ta rời Tin-dít, đến gặp các lực lượng dự bị cuả quân Nga vào chiều
ngày 14 tháng 6 tức là đúng vào lúc quân Nga bị chết chìm trong sóng nước
sông An-le ở Phrít-lan, và sáng ngày 15, những tin tức đầu tiên về cuộc thất
bại bắt đầu về tới Tin-dít: người ta được biết rằng một phần ba đội cận vệ
của quân Nga đã bị tiêu diệt ở Phrít-lan sau một trận chiến đấu anh dũng,
Ben-nít-xen đã mất trí và không biết làm thế nào cả. Tiếp theo những tin
đồn đại là tin chính xác hơn: ở Phrít-lan, quân đội Nga đã bị thất bại khủng
khiếp, không kém gì ở Au-xtéc-lít năm 1805, Na-pô-lê-ông và đại quân có
thể tràn ngay vào nước Nga. Bộ tổng chỉ huy quân Nga hoảng loạn.

Đê-ni Đa-vi-đốp, người chiến sĩ du kích nổi tiếng năm 1812, viết về

tình trạng quân đội Nga sau trận Phrít-lan như sau: "Ngày 18 tháng 6, tôi
đến đại bản doanh thấy nhốn nháo một lũ người tạp nham: Anh, Thụy Điển,
Phổ, bảo hoàng Pháp, các viên chức hành chính và quân sự Nga, tư sản,
những nhân vật không biết gì về công tác quân sự cũng như tất cả các công
việc khác, bọn ăn bám, bọn âm mưu, nói tóm lại đó là nơi họp chợ của bọn
đầu cơ chính trị và quân sự, chúng giãy giụa trước sự đổ vỡ của bao nhiêu
hy vọng bao nhiêu chương trình và bao nhiêu mưu mô của chúng. Tất cả
bọn chúng đều nơm nớp lo sợ, dường như chỉ trong nửa giờ nữa là đến
ngày tận số của loài người". Ben-nít-xen đề nghị A-lếch-xan cho phép một
hiệp ước đình chiến. Lần này, A-lếch-xan đành cam chịu...

Na-pô-lê-ông chấp nhận những đề nghị đó ngay khi vừa tiếp được.

Ông ta cũng không còn lý do gì để tiếp tục chiến tranh với Nga, vì muốn
tiến hành một cuộc chiến tranh như vậy thì phải mưu tính một cuộc chuẩn
bị hoàn toàn khác. Nước Phổ đã bị quy phục và nước Nga có thể chấp
thuận thực hiện phong tỏa lục địa và như vậy là Nga sẽ đi theo đường lối
chính trị của Na-pô-lê-ông. Lúc này, Na-pô-lê-ông chỉ cần ở A-lếch-xan có
thế mà thôi.

Ngày 22 tháng 6, A-lếch-xan cử tướng bá tước Lô-ba-rốp Rô-tốp-xki

đến gặp Na-pô-lê-ông ở Tin-dít, nơi hoàng đế Pháp đóng bản doanh sau khi
rời Phrít-lan. Na-pô-lê-ông mở cuộc hội đàm với Lô-ba-nốp; vừa tiến sát
đến cái bàn trên trải một tấm bản đồ, và vừa chỉ sông Vi-xtuyn, Na-pô-lê-
ông vừa nói rằng: "Đây là biên giới của hai đế quốc, bên này là hoàng đế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.