Chương XI
Thời kỳ cực thịnh 1810 - 1811
Vừa mới ký xong hòa ước Sơn-brun, Na-pô-lê-ông liền rời Viên và
trong những ngày sau đó, cũng như sau trận Ai-cập, ma-ren-gô, Au-xtéc-lít
hoặc Tin-dít, Na-pô-lê-ông chiến thắng trở về kinh thành.
Đế quốc rộng lớn mênh mông lại mở mang thêm bờ cõi, các nước chư
hầu trung thành đã được khen thưởng hậu hĩ, và một vài nước ương ngạnh
đã bị trừng phạt tàn nhẫn, giáo hoàng bị tước đoạt đất đai: nghĩa quân Ti-
ron bị đánh tan tành, quân du kích của thiếu tá Sin bị hội đồng quân sự Phổ
xử bắn theo lệnh của Na-pô-lê-ông; tin từ Anh bay đến: các thương nhân và
nhà công nghiệp suy sụp, tự sát và phá sản, dân chúng bất mãn. Vậy là cuộc
phong tỏa lục địa dường như đang biện hộ cho những ai đã đặt niềm hy
vọng vào nó. Cái đế quốc bao gồm cả thiên hạ ấy cơ đồ đang đứng trên
đỉnh cao nhất của sự rạng rỡ, uy lực, phú cường và quang vinh . Na-pô-lê-
ông biết rằng mình đã khuất phục được châu Âu chỉ bằng bạo lực và giữ
được nó chỉ bằng cách làm cho nó sợ hãi. Nhưng nước Anh không chịu đầu
hàng; Nga hoàng thì rõ rệt là xảo quyệt, đã không giúp đỡ gì Na-pô-lê-ông
trong cuộc chiến tranh vừa mới kết thúc đó và chỉ giả vờ gây chiến với áo;
nhân dân Tây Ban Nha, mặc dù bị thảm sát, giết chóc, vẫn không ngừng
kháng cự và chiến đấu với lòng quả cảm bất khuất, và nếu như trước đây,
thắng lợi Va-gram, cũng như bất cứ một thắng lợi nào khác của Na-pô-lê-
ông, đều đã không có chút ảnh hưởng gì đến họ, thì nay uy danh mỗi ngày
mỗi cao lớn của kẻ chiến thắng cả thiên hạ ấy cũng chẳng làm cho họ sờn
lòng. Xung quanh Na-pô-lê-ông có những thống chế tận tụy như Giuy-nô,
những kẻ tham lam tài trí như Béc-na-đốt, những kẻ phản bội thông minh,
xuất thân từ gia cấp quý tộc, như Tan-lây-răng, những kẻ phục tùng mù