và còn nhằm mở rộng lãnh thổ của mình sang tận Xi-ri, Ai Cập và ấn độ,
nên khi đã là ông chúa tuyệt đối, trong chính sách kinh tế, Na-pô-lê-ông
kiên quyết bắt "các quận mới" phải lệ thuộc vào quyền lợi của" các quận
cũ", nói cách khác là lệ thuộc vào nước Pháp mà Na-pô-lê-ông đã chiếm
được vào ngày 18 Tháng Sương mù. Vậy giữa các "quận cũ" và các "quận
mới" của đế quốc khổng lồ ấy có gì khác nhau? Khác nhau rất xa, Na-pô-
lê-ông đã cố tình xác lập dần dà cho các "quận cũ" vị trí của những lực
lượng đi bóc lột, còn các "quận mới" thì vị trí của chúng là vị trí của những
khu vực bị bóc lột, và vì lẽ đó mà phải dùng vũ lực để ngăn cản sự phát
triển kinh tế của các nước bị chiếm.
Ngay từ năm đầu tiên lên nắm chính quyền, Na-pô-lê-ông đã có một
thứ học thuyết riêng hoàn chỉnh và nó cứ tồn tại đúng như vậy không có gì
thay đổi nó đến hết triều đại của ông ta: có cái gọi là quyền "dân tộc" và
ngoài dân tộc ra là phần còn lại của nhân loại, phần ấy cũng có những
quyền lợi của nó gọi là quyền lợi của nhân loại, quyền lợi của nhân loại
không những phải phụ thuộc mà còn phải hy sinh cho quyền lợi của dân
tộc. Nhưng biên giới của "dân tộc" đó là đâu? Phía bắc giáp nước Bỉ; phía
đông không phải là sông Ranh, mà là đường biên giới ngăn cách nước Pháp
cũ với nước Đức bên tả ngạn sông Ranh; phía tây giáp biển Măng-sơ và
Đại Tây Dương, phía nam dãy núi Pi-rê-nê, Na-pô-lê-ông càng nhằm mở
rộng phạm vi thế lực của mình lại càng tìm cách thu hẹp khái niệm quyền
lợi "dân tộc", hạn chế diện tích địa lý cũng như quyền lợi kinh tế của cái
nước đầy đặc quyền đặc lợi ấy, tức là "nước Pháp cũ". Điều này hoàn toàn
có thể hiều được: khuynh hướng đó đều có mối liên hệ mật thiết với nhau
trong tư tưởng của giai cấp đại tư sản kỹ nghệ và tư sản thương mại mà Na-
pô-lê-ông đã lấy quyền lợi của chúng làm nền tảng cho đường lối chính trị
ăn cướp của mình đối với các nước khác, đó chính là những quyền lợi mà
Na-pô-lê-ông gọi là "quyền lợi dân tộc". Chính bản thân nước Bỉ và vùng tả
ngạn sông Ranh, tuy bị chiếm đoạt một cách vĩnh viễn, bị trực tiếp sáp
nhập và bị phân chia ra làm nhiều quận, cũng không được coi là "dân tộc",
mà chỉ đơn giản là những kẻ đối địch với giai cấp tư sản Pháp mà người ta
có thể và cần phải tiêu diệt để biến đất nước ấy thành môi trường hoạt động