CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 295

đã bắt đầu tỏ thái độ bất bình. Na-pô-lê-ông buộc phải dùng những đội
quân lưu động đi càn bắt những người trốn tránh trong rừng để cưỡng ép họ
tòng quân. Nhờ những biện pháp áp bức như vậy, nên dù sao việc chiêu
binh trước khi bước vào cuộc chiến tranh năm 1812 cũng đạt được gần đủ
số quân mà Na-pô-lê-ông mong muốn.

Vào cuối mùa xuân năm 1812, toàn bộ sự chuẩn bị về quân sự và

ngoại giao của chiến dịch đã xong xuôi và đã có những phần được sắp đặt
xong cả về chi tiết. Toàn thể châu Âu chư hầu sẵn sàng ngoan ngoãn đi
đánh nước Nga. Ông hoàng đế đã quyết định chia cắt nước Tây Ban Nha :
năm 1811 ông đã tách ra khỏi lãnh thổ của anh ông ta là Giô-dép bô-na-pác,
người đã được ông ta phong làm vua nước Tây Ban Nha, tỉnh Ca-ta-lô-nhơ,
một tỉnh giàu có và có nền công nghiệp phát triển nhất của Tây Ban Nha,
để sáp nhập tỉnh đó vào nước Pháp và chia làm bốn quận. Việc ấy, đã làm
giầu cho nền thương nghiệp Pháp, được Na-pô-lê-ông coi là có tính chất
trừng phạt dân Tây Ban Nha "phiến loạn". Nhưng cuộc "phiến loạn" ấy kéo
dài cả ở những quận Ca-ta-lô-nhơ mới của nước Pháp chiếm đóng của Tây
Ban Nha, mặc dầu về danh nghĩa thì đất đai là "độc lập", thuộc quyền cai
trị của vua Giô-dép Bô-na-pác. Các thống chế Sun, Mác-mông, Xuy-sê
được để lại ở Tây Ban Nha chỉ huy các lực lượng quan trọng và hoàn chỉnh.
Chú ý của Na-pô-lê-ông là dùng những lực lượng ấy để chống lại sự ức chế
của quân Anh đang chiến đấu trên bán đảo Tây Ban Nha dưới quyền chỉ
huy của Oen-linh-tơn và chống lại nghĩa quân Tây Ban Nha, những "quân
du kích " đang tiếp tục cuộc chiến đấu một mất một còn của họ đã từ hơn
bốn năm nay.

Nước Anh lúc nào cũng đứng rình sau lưng Na-pô-lê-ông, nhưng về

mặt này xem chừng không có một nguy cơ trước mắt nào đáng sợ cả, đó là
không kể đến tình thế nguy ngập trong nội tại nước Anh không kể đến sự
tàn phá do cuộc phong tỏa lục địa này gây nên, đến nạn thất nghiệp, đến
phong trào công nhân chống lại mạnh mẽ việc cơ khí hóa (và đến sự phá
hoại máy móc ở những vùng công nghiệp); chính sách khôn khéo của Na-
pô-lê-ông dành cho người Mỹ một số đặc quyền về thương mại và chấp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.