CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 35

áo bị thua. Nhưng đó mới chỉ là một bộ phận của đội quân áo. Chỉ do binh
sĩ của mình nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn, Bô-na-pác lại tiến quân
ngay. Hai ngày sau, quân đội Pi-ê-mông bị đán thua liểng xiểng ở gần vùng
Mi-lơ-xi-mô phải rời bỏ chiến địa đầy thương binh tử sĩ, mất 13 cỗ pháo,
năm tiểu đoàn hạ khí giới đầu hàng với số còn lại bỏ chạy: đó là kết quả
cuộc chiến đấu của quân liên minh. Bô-na-pác lập tức truy kích, không cho
quân địch có thời gian củng cố lại hàng ngũ. Những nhà viết sử quân sự coi
những trận chiến đấu đầu tiên của Bô-na-pác - "sáu thắng lợi trong sáu
ngày" - chỉ là một trận đánh và một trận đánh lớn. Nguyên tắc chiến đấu cơ
bản của Na-pô-lê-ông trong những ngày ấy đã biểu hiện đầy đủ: nhanh
chóng tập hợp lực lượng lớn thành một khối mạnh, đánh hết mục tiêu chiến
lược này đến mục tiêu chiến lược khác, không dùng đến những cuộc điều
quân quá phức tạp, và chia cắt địch ra mà đánh.

Một trong những nét đặc biệt khác của Na-pô-lê-ông cũng đã được

biểu hiện, đó là khả năng giải quyết vấn đề chính trị và chiến lược như là
một thể thống nhất không tách rời nhau được; trong suốt tuần lễ của tháng 4
năm 1796, tuy đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhưng không lúc nào
Bô-na-pác quên rằng phải làm sao buộc nước Pi-ê-mông (vương quốc Xác-
đe-nhơ) ký thật sớm hiệp ước riêng, để cho trước mặt mình chỉ còn quân áo
thôi. Sau khi quân Pháp chiến thắng quân Pi-ê-mông ở Mông-đô-vi và
thành phố này đầu hàng Bô-na-pác, thì viên tướng Pi-êe-mông là Cô-li đi
vào đàm phán hoà bình, và hiệp ước đình chiến với Pi-ê-mông được ký kết
ngày 28 tháng 4. Những điều kiện cực kỳ nặng nề đã đè lên kẻ chiến bại:
vua Pi-ê-mông, Vich-to A-mê-đê, phải giao cho Na-pô-lê-ông hai pháo đài
tốt nhất của mình và nhiều địa phương khác nữa. Hoà ước chính thức ký
với quốc gia này ở Pa-ri vào ngày 15 tháng 5 năm 1796. Nước Pi-ê-mông
chính thức cam kết không để quân đội của một nước nào đi qua lãnh thổ Pi-
ê-mông, trừ quân đội của nước Pháp và từ này trở đi không liên minh với
bất cứ một nước nào. Nước Pi-ê-mông nhượng lại cho nước Pháp lãnh địa
Ni-xơ và toàn bộ vùng Xa-voa. Ngoài ra, biên giới nước Pháp và nước Pi-
ê-mông được "điều chỉ nh lại" một cách rất có lợi cho nước Pháp. Nước Pi-
ê-mông còn cam kết cung cấp lương thực cần thiết cho quân đội Pháp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.