Thế là nhiệm vụ đầu tiên đã hoàn thành. Chỉ còn lại quân áo. Bằng
những thắng lợi mới, Bô-na-pác đã đẩy lùi quân áo đến sông Pô, bức quân
áo rút lui sang bờ sông phía đông, rồi Bô-na-pác cũng vượt qua sông, tiếp
tục truy kích. Hoảng hốt bao trùm lên tất cả triều đình ý . Công tước xứ
Pác-mơ, tuy thực tế không đánh nhau với nước Pháp, nhưng lại là một
trong những nạn nhân đầu tiên; Bô-na-pác đã không tin những lời cam kết,
không công nhận sự trung lập của xứ này, bắt Pác-mơ phải đóng góp một
số tiền là hai triệu phrăng vàng và nộp 1.700 con ngựa. Bô-na-pác vẫn tiếp
tục tiến quân, chẳng bao lâu đã tiến đến làng Lô-đi nhơ bé và phải vượt qua
sông át-đa. Vị trí trọng yếu nà y do một binh đoàn 10.000 quân áo phòng
giữ.
Trận chiến đấu lừng danh Lô-đi diễn ra vào ngày 10 tháng 5. Lần này
cũng như lần vượt qua Coóc-nít-sơ, Bô-na-pác thấy cần thiết phải liều
mạng: lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở đầu cầu thì Bô-na-pác, dẫn đầu
một tiểu đoàn cận vệ, xông tới dưới làn mưa đạn, 20 khẩu pháo của quân áo
nhả đạn quét sạch cầu và lân cận. Lính cận vệ, do Bô-na-pác dẫn đầu, đã
chiếm được cầu và đánh bật được quân áo ra xa; quân áo bỏ lại trên chiến
trường 15 khẩu pháo và chừng 2.000 người vừa bị chết và bị thương. Bô-
na-pác lập tức truy kích quân địch, và ngày 15 tiến vào Mi-lăng. Ngày hôm
trước, 14 tháng 3 (ngày 26 Tháng Hoa), Bô-na-pác đã báo cáo về Viện Đốc
chính rằng từ nay miền Lông-bác-đi thuộc về nước Pháp.
Tháng 6, theo lệnh của Na-pô-lê-ông, một bộ phận quân Pháp do tướng
Muy-ra chỉ huy, đã chiếm được Li-vuốc-nơ, trong khi tướng Ô-giơ-rô
chiếm được Bô-lô-nhơ. Vào trung tuần tháng 6, Bô-na-pác thân hành đánh
chiếm Mô-đen-nơ, rồi đến lượt Tô-xoan, mặc dù công tước xứ này vẫn
đứng trung lập trước cuộc chiến tranh áo-Pháp. Bô-na-pác không đếm xỉ a
gì đến thái độ trung lập của các quốc gia ý . Bô-na-pác vào các thành phố,
làng mạc, trưng thu tất cả những gì cần thiết cho quân đội, nói chung là vơ
vét tất cả những gì mà Bô-na-pác cho là đáng lấy, kể từ những cỗ pháo,
khẩu súng, thuốc súng cho đến những bức tranh của các họa sĩ bậc thầy
thời Phục hưng.