tranh chống lại quân đội người thù địch. Na-pô-lê-ông đã nói với Băng-gia-
manh Công-xtăng, một đại biểu điển hình cho nguyện vọng của giai cấp tư
sản thời đó:"Tôi không muốn là một ông vua của phong trào nông dân".
Sau khi trở lại trị vì ít lâu, hoàng đế đã cho gọi Băng-ga-manh đến cung
điện để thảo luận quyết định việc cải tổ các tổ chức Nhà nước theo tinh
thần tự do. Sự cải tố ấy, nhằm thoả mãn giai cấp đại tư sản, đã chứng minh
cái nhiệt tình mới mẻ của Na-pô-lê-ông đối với tự do và đồng thời xoa dịu
pháp Gia-cô-banh đang trỗi dậy.
Cũng rất đáng chú ý rằng, Na-pô-lê-ông biết rõ rằng lúc này chỉ có
tinh thần triệt để cách mạng mới giúp cho mình, chứ không phải đạo luật
đẹp mã của chủ nghĩa tự do ôn hoà. Sau này, khi nhắc lại năm 1815, Na-pô-
lê-ông nói :"Kế hoạch phòng ngự của tôi chẳng có tác dụng gì hết, bởi vì
những phương tiện đều không vượt được nguy cơ. Đáng lẽ tôi phải làm lại
cuộc cách mạng triệt để lợi dụng những khả năng do cách mạng đẻ ra.
Đáng lẽ tôi phải kích thích mọi khát vọng, mọi nhiệt tình để lợi dụng sự mù
quáng của chúng. Thiếu những cái đó, nên tôi đã không cứu được nước
Pháp". Và nhà viết sử quân sự nổi tiếng là Giô-mi-ni cũng hoàn toàn tán
thành ý kiến đó của hoàng đế. Từ bỏ cả việc làm sống lại phong trào năm
1793 và những lực lượng vĩ đại của cách mạng mà ông ta đã nhận được,
Na-pô-lê-ông đã cho tìm kiếm Băng-gia-manh đang trốn tránh và cho dẫn
về cung điện Tuy-lơ-ri. Nhà ký giả và lý luận về tư tưởng tự do này đi trốn
vì trước khi hoàng đế tới Paris, hắn đã viết báo nói việc hoàng đế quay lại
là một tai hoạ chung, và coi Na-pô-lê-ông là cùng một đồng một cốt với
Nê-rông.
Băng-gia-manh Công-xtăng run sợ trình diện trước "nê-rông:, và đã vô
cùng sung sướng khi biết rằng không những hắn không bị bắn mà còn
được người ta đề nghị hắn thảo ra ngay một bản hiến pháp của đế quốc
Pháp.
Na-pô-lê-ông tiếp Công-xtăng ngày 6-4, đến ngày 23 thì bản hiến
pháp đã thảo xong, với cái tên kỳ quặc :"Văn kiện bổ sung hiến pháp của đế
chính". Đó là Na-pô-lê-ông muốn nói thời kỳ trị vì thứ nhất với thời kỳ thứ
hai của ông. Còn Công-xtăng thì chỉ việc sửa lại bản hiến pháp của Lu-i