XVIII cho có đôi chút tính chất tự do. Suất thuế tuyển cử quy định cho
người bầu cử và ứng cử có giảm nhiều, nhưng muốn được ứng cử vẫn phải
giàu có. Tự do báo chí cũng được bảo đảm thêm một chút. Chế độ kiểm
duyệt trước bị bãi bỏ, và từ nay trở đi chỉ có toà án mới được xét xử những
tội trạng về báo chí.
Bên trên Hạ nghị viện do bầu cử (300 nghị viện), lập thêm một thượng
viện do hoàng đế chỉ định theo tước vị dòng thế lập. Luật pháp phải do hai
viện thông qua và được hoàng đế phê chuẩn.
Na-pô-lê-ông chuẩn y bản dự luật đó và bản hiến pháp mới được công
bố ngày 23/4. Hoàng đế đã không chống đối gì lắm tác phẩm tự do của
Băng-gia-manh. Ông chỉ muốn hoãn thời gian bầu cử và việc triệu tập hai
viện cho đến khi nào giải quyết xong vấn đề chiến tranh: nếu như chiến
thắng rồi, người ta thấy rõ rằng các nghị sĩ, báo chí và ngay cả bản thân
Băng-gia-manh nữa sẽ phải làm gì, và lúc bấy giờ thì bản hiến pháp ấy để
ổn định tinh thần chung. Nhưng giai cấp tư sản tự do không tin gì lắm vào
chủ nghĩa tự do của ông hoàng đế và nó đã yêu cầu khẩn thiết hoàng đế cấp
tốc triệu tập họp hai viện. Sau vài lần phản đối, Na-pô-lê-ông bằng lòng và
ấn định ngày 25 tháng 5 sẽ họp "Hội đồng tháng năm", trng thời gian ấy sẽ
phải công bố kết quả cuộc bầu phiếu của toàn dân mà hoàng đế đã chấp
nhận theo hiến pháp mới của mình và đồng thời cũng phải làm lễ trao cờ
cho quân đội vệ quốc trước khi khai mạc khoá họp của hai viện.
Cuộc bầu phiếu có 1552450 phiếu thuận và 4800 phiếu chống bản
hiến pháp. Thực tế, lễ trao cờ đã tổ chức long trọng và cảm động vào ngày
1 tháng 6 chứ không phải 26 tháng 5; cũng ngày 1 tháng 6, khoá họp của
Hạ nghị viện mới tuyển cử xong đã khai mạc và lấy tên là hội đồng lập
pháp.
Các vị đại biểu làm việc chưa được một tuần lễ rỡi thì Na-pô-lê-ông
đã không bằng lòng họ và nổi giận. Ông ta không thể chịu được bất cứ một
sự hạn chế nào về quyền hành của mình, thậm chí không chịu được những
biểu hiện có tính độc lập của các Hạ nghị sĩ, dù rằng nhỏ nhặt nhất. Nghị
viện đã bầu Lăng-giuy-ne, một người tự do ôn hoà, trước thuộc phái Gi-
rông-đanh, làm chủ tịch. Cảm tình của Na-pô-lê-ông đối với Lăng-giuy-ne