CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 429

ra khỏi nước Pháp", ông đã nói như vậy ở Grơ-nốp. "Tôi xuất thân từ cách
mạng", ông ta tuyên bố thế ở Ly-ông. "Tôi về để kéodân Pháp thoát khỏi
vòng nô lệ mà bọn quý tộc và thầy tu đang muốn dìm họ vào... bọn chúng
hãy coi chừng! Rồi chúng khắc biết tôi".

Na-pô-lê-ông đã nhận được một đống chúc từ của những người Gia-

cô-banh cũ ở các tỉnh, lọt lưới trong những cuộc khủng bố ở thời kỳ trị vì
lần thứ nhất của Na-pô-lê-ông. Lúc này, những người ấy đã chào đón Na-
pô-lê-ông như một tay cách mạng vô địch chống bọn Buốc -bông, bọn quý
tộc, bọn tu sĩ và linh mục. ở Tu-lu, suốt trong một ngày trời, người ta rước
tượng bán thân ông hoàng đế đi diễu khắp thành phố, vừa hát bài Mác-xây-
e vừa hô lớn :"Quẳng bọn quý tộc vào lò than!". Từ các tính, người ta gửi
về cho Đa-vu - vị thống chế được Na-pô-lê-ông rất yêu mến và bổ nhiệm
làm bộ trưởng bộ chiến tranh - nhiều kiến nghị yêu cầu hoàng đế thiết lập
chế độ khủng bố như năm 1973. Na-pô-lê-ông thấu hiểu tâm trạng ấy. Buổi
tối ngày 20-3, khi người ta mới rước Na-pô-lê-ông đã nói với bá tước Mô-
le :"Tôi lại thấy toàn thể quần chúng căm thù mãnh liệt bọn linh mục và
quý tộc như hồi đầu cách mạng".

Nhưng, cũng như năm 1812, ở điện Crem-li, Na-pô-lê-ông

không dám liên minh với cuộc cách mạng nông dân ở Nga, thì năm 1815
cũng vậy, tại điện Tuy-lơ-ri, Na-pô-lê-ông đã lùi bước khi nghĩ đến việc
dựa vào nông dân lao động và dựa vào chính sách khủng bố có tính chất
cách mạng. Cũng như trước kia khi Na-pô-lê-ông đã không cầu cứu đến
một "Pu-gát-sép", lúc này ông ta không cầu cứu đến một "Ma-ra", và đó
không phải là việc ngẫu nhiên. Trong xã hội Pháp, giai cấp đã từng chiến
thắng trong thời kỳ cách mạng - chúng tôi muốn nói đến giai cấp đại tư sản
- là giai cấp duy nhất mà Na-pô-lê-ông cảm thông và cùng chung nguyện
vọng. Na-pô-lê-ông là người đại diện chủ yếu của họ, là người đã củng cố
thắng lợi của họ. Chính Na-pô-lê-ông đã tìm dựa vào giai cấp ấy, chính là
vì quyền lợi của giai cấp ấy mà Na-pô-lê-ông chuẩn bị sẵn sàng đấu tranh.
Và cũng như năm 1812, Na-pô-lê-ông thấy mình gần gũi kẻ thù là A-lếch-
xan đệ nhất hơn là gần gũi quần chúng nông dân Nga, thì vào năm 1815,
Na-pô-lê-ông cũng đã không muốn dựa vào cách mạng mặc dầu là để đấu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.