CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 449

Chương XVII

Trên đảo Thánh Bà Hê-len (1815-
1821)

Đầu thế kỷ thứ XVI, sau Vát-xcô đơ Ga-ma, một trong những người

Bồ Đào Nha thám hiểm vùng bờ biển phía nam Đại Tây Dương đã tìm thấy
một hòn đảo nhỏ bé, hoang vu ở vĩ tuyến nam 15 độ rưỡi. Ngày ấy là ngày
21 tháng 5 năm 1501, theo lịch của nhà thờ Thiên chúa giáo là ngày Đức
Thánh bà Hê-len. Do đó tên ấy đã được dùng để đặt tên cho đảo. Vào thế
kỷ thứ XVII, đảo thuộc người Hà Lan, nhưng đến năm 1673 đã bị người
Anh vĩnh viễn cướp đoạt. Công ty Phương Đông của Anh đã dùng đảo làm
một chặng đường dừng tàu trên đường Anh-Ân.

Ngay sau khi được tin Na-po-lê-ông đã ở trên tàu Ben-lơ-rô-phơn,

Chính Phủ Anh bèn quyết đày Na-po-lê-ông ra đảo. Bờ biển Châu Phi là
nơi gần nhất cũng cách đảo ngót 2.000 ki-lô-mét; từ nước Anh đến đảo
Thánh bà Hê-len, tàu buồm của thời đó phải đi từ hai tháng rưỡi tới ba
tháng. Vị trí địa dư ấy của đảo đã ảnh hưởng quyết định đến nghị quyết của
chính phủ Anh. Sau Một Trăm Ngày, hình như Na-po-lê-ông còn đáng sợ
hơn cả trước khi diễn ra hành động cuối cùng của thiên hùng ca của ông.
Nếu như lại xuất hiện trên đất Pháp thì lại một nữa đế chế có thể tái sinh và
một cuộc chiến tranh mới ở Châu Âu lại có thể nổ ra.

Nằm chơi vơi giữa biển cả mênh mông, xa xôi với mọi khu vực đất

liền, đảo thánh bà Hê-len đã là một đảm bảo để Na-po-lê-ông không trở về.
Nhưng nhà thơ lãng mạn và khuynh hướng viết sử dân tộc chủ nghĩa của
Pháp đã coi hòn đảo là nơi mà người Anh lựa chọn dành riêng vào việc
đày đoạ cho người tù binh của họ chóng chết. Sự thật không phải thế. Khí

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.