hậu ở đảo Hê-len rất tốt lành. Vào tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình ban
ngày khoảng 24 độ, tháng lạnh nhất là 18 độ rưỡi. Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 21 độ. Ngày nay, ở đó chỉ còn ít những cánh rừng lớn, nhưng trước
đây một thế kỷ, đảo còn rất rậm rạp. Nước ăn trong lành thơm tho, mưa
nhiều nên đất đai ẩm ướt, cây cỏ um tùm tươi tốt, chim muôn ríu rít. Đảo
rộng 122 ki-lô-mét vuông, vách đá dựng đứng, xanh ngắt đường như trong
lòng biển cả mọc ra.
Khi người ta báo Na-po-lê-ông rằng sẽ bị đưa ra tàu buồm Nớc-tum-
blon, và sau hai tháng rưỡi lênh đênh trên mặt biển, ngày 15/10/1815, chiếc
tàu đã đưa Na-po-lê-ông đến đảo và ông đã sống những ngày cuối cùng ở
đó.
Số người theo Na-po-lê-ông đi đày rất ít, vì phần lớn những người xin
đi theo Na-po-lê-ông ra đảo Hê-len đã bị Chính Phủ Anh từ chối. Cùng đi
với ông chỉ có vợ chồng thống chế Béc-tơ-răng, vợ chồng tướng Mông-tô-
lông, tướng Gua, Lát Ca-đơ và con trai. Ngoài ra còn có người hầu phòng
Mác-săng và vài người hầu phòng khác, trong đó có Xăng-ti-ni, người đảo
Coóc. Đầu tiên Na-po-lê-ông ở một ngôi nhà không tốt lắm., sau đó đến
một ngôi rộng rãi hơn một chút thuộc quyền cai trị của đô đốc Coóc-bơ, từ
tháng tư năm 1816 cho tới khi Na-po-lê-ông chết thì đặt dưới quyền cai trị
của viên toàn quyền Hút-xơn Lao. Lao là một quân nhân cục cằn, đần độn
và thiển cận. Hắn sợ mọi thứ trên đời và sợ nhất là người tù của hắn. Sợ
trách nhiệm, chỉ lo Na-po-lê-ông trốn mất nên hắn sống trong khủng khiếp.
Trong khi ấy, theo chỉ thị của Chính Phủ Anh thì Na-po-lê-ông lại được tự
do, đi đâu, muốn đi bộ, hoặc cưỡi ngựa, muốn tiếp ai hay không là tuỳ Na-
po-lê-ông. Ngay từ đầu, Na-po-lê-ông đã không ưa Hút-xơn Lao. Na-po-lê-
ông thường không tiếp Lao, không dự tiệc do Lao mời ”tướng Bô-na-pác“
(nước Anh tuyên chiến với ngôi Hoàng Đế). Trên đảo cũng có đại diện của
các cường quốc: Pháp, Nga, áo. Đôi khi Na-po-lê-ông tiếp các hành khách
người Anh hay người nước khác, khi họ dừng lại ở Hê-len, trên đường đi
ấn Độ, hay Châu Phi, hoặc khi họ quay trở về.
Một đội quân được phái đến bảo vệ đảo, đóng ở Giơm-xtao, cái thị
trấn nhỏ độc nhất ở Hê-len, cách Lơn-vút khá xa. Đáng chú ý là các sĩ quan