Chương XVIII
Kết luận
Gắn liền với Na-po-lê-ông là một hiện tượng lịch sử đã được mang tên
”Chủ nghĩa Bô-na-pác“ mà các nhà mác-xít kinh điển đã rất chú ý nghiên
cứu, và sự đánh giá của họ đều nhất trí và bổ sung hoàng chỉnh cho nhau.
Trong khi trở lại nhiều lần và rất nhiền lần vấn đề chủ nghĩa Bô-na-pác, họ
đã chú ý đến cả thời đaị Na-po-lê-ông đệ tam, và vạch ra một cách đúng
đắn rằng nguồn gốc của cái hệ thống chính trị ấy bắt nguồn từ vụ hoàng đế
Pháp đầu tiên. Nhưng trong khi Na-po-lê-ông đệ nhất, nhằm củng cố nền
chuyên chính của giai cấp đại tư sản, không những đã đấu tranh chống bọn
bảo hàng là những kẻ muốn chủ của ”chế độ cũ“, thì Na-po-lê-ông đệ tam
lại đã xây dựng đế chế của ông ta như một thứ vũ khí đấu tranh của giai cấp
tư sản (chủ yếu của giai cấp đại tư sản) chống lại giai cấp thợ thuyền và
những xu hướng dân chủ của giai cấp tiểu tư sản.
Trong phạm vi cuốn sách này, trước khi đề cập chủ nghĩa Bô-na-pác
trong thời kỳ Na-po-lê-ông đệ nhất trước hết cần phải làm sáng tỏ vai trò
của Na-po-lê-ông đệ nhất đối với vận mệnh của cuộc cách mạng tư sản
Pháp, vào cuối thế kỷ thứ XVIII.
Lối viết sử tư sản cũ và hiện đại khẳng định rằng Na-po-lê-ông đã
hoàn thành tốt đẹp sự nghiệp của cuộc cách mạng.
Chắc chắn là không phải như vậy. Na-po-lê-ông đã nắm lấy và lợi
dụng những thành quả của cách mạng về mặt phát triển sự hoạt động kinh
tế của giai cấp tư sản Pháp, nhưng ông ta lại đã dập tắt cơn dông tố cách
mạng. Vì vậy, trong bất cứ chừng mực nào người ta cũng không thể coi Na-
po-lê-ông là người ”đã hoàn thành tốt đẹp cuộc cách mạng“, ngược lại Na-
po-lê-ông chỉ có nhiệm vụ thủ tiêu cách mạng.