của nước ý; mà Na-po-lê-ông còn thiếu Mát-xê-na, viên tướng bị sức cùng
lực kiệt vì cuộc chiến chinh dào đằng đẵng và vô hiệu ở Tây Ban Nha,
thiếu Đa-vu đang bị vây hãm ở Hăm-bua, thiếu Muy-ram, vì Muy-ra đã
không rời bỏ xứ Na-plơ để đến với ông ta. Những binh sĩ ưu tú của ông ta,
ông ta đã ném họ đi trên 4 phương đế quốc mênh mông của ông ta, và đến
lúc lâm nguy thì số đông trong bọn họp đã chẳng ở bên ông ta. Không phải
chỉ vì điều đó nhưng điều đó cũng là một trong những nguyên nhân của
cuộc thất bại cuối cùng của ông ra vào năm 1815.
Nhưng nếu như Na-po-lê-ông còn đủ các tướng lĩnh ở bên cạnh ông
ta và nêu như đại quân đã không bị chia sẻ làm đôi - một thì chiến đấu diệt
vong ở Tây Ban Nha- trong một khoảng thời gian nghiệt ngã thì ông vẫn tự
thấy mình mãi mãi là người chủ tể tuyệt đối cà vững như đá của Châu Âu.
Việc lựa chọn những người thực hiện ưu tú đã góp phần vào thắng lợi
của chiến thuật mời về hành binh bao vây tung thâm quân địch; và Giô-mi-
ni đã xây dựng chiến thuật ấy thành lý luận dựa trên cơ sở nghiên cứu các
cuộc chiến tranh của Na-po-lê-ông là người đã chứng minh rằng bao vây
đối phương chỉ có nghĩa trong hai trường hợp: Thứ nhất là khi tiến vào hậu
phương của địch và cắt đứt các tuyến đường giao thông thứ hai là khi cuộc
hành binh đó dẫn đến một trận đánh, trong đó có những tung đội bao vây
tham chiến.
Phôn Bu-lốp, một nhà luân lý khac thời Na-po-lê-ông, cho rằng chỉ
cần uy hiếp các đường giao thông là đủ. Nhưng, dựa vào nghệ thuật quân
sự của Na-po-lê-ông, Giô-mi-ni đã nhấn mạnh rằng trận đánh là kết cục cần
thiết cảu một cuộc hành binh bao vây thành công và phù hợp với ý đồ của
nhà chiến lược. Na-po-lê-ông cho rằng người tướng mở một cuộc hành
binh bao vây sẽ có nguy cơ bị đối phương hành binh phản lại và tiến công
nếu không hành động khẩn trương. Những thống chế được Na-po-lê-ông
đào tạo tiến hành những cuộc hành binh ấy với một mức độ chuẩn xác và
khẩn trương đôi khi lý tưởng và hầu như bao giờ cũng thu được kết quả mỹ
mãn.
Nếu kẻ địch cùng quân chủ lực của họ trong pháo đài hoặc trong công
sự thì Na-po-lê-ông bao vây lại và nếu quân địch không đầu hàng thì ông ta