trung được khối lớn ấy rồi thì không bao giờ được lẩn tránh hoặc trì hoãn
giao chiến, mà phải giao chiến sớm nhất, tìm thấy được trong trận thế của
quân địch cái điểm để giáng đòn quyết định. Na-po-lê-ông nói rằng, trong
chiến tranh, những sự ngẫu nhiên và may rủi giữ một vai trò đáng kể,
nhưng dẫu sao thì những kế hoạch to tát bao giờ cũng tuỳ thuộc vào những
đức tính cá nhân của người chỉ huy: tài trí, kiến thức, đầu óc phương pháp
trong hành động và đầu óc phán đoán. ” Không phái có một vị thần thánh
nào đó mách riêng cho tôi biết điều tôi phải nói hoặc phải làm trong một
tình huống bất ngờ đối với những người khác, mà đó chỉ là sự suy nghĩ của
tôi, sự nghiên cứu, nghiền ngẫm“, có lầm Na-po-lê-ông đã nói như vậy. A-
lếch-xan Ma-xê-đoan, Xê-da, An-ni-ban, Guy-xta A-don-phơ trở thành vĩ
đại không phải vì thời vận giúp họ, mà thời vận giúp họ vì họ là những bậc
vĩ nhân và đã biết làm chủ thời vận. Na-po-lê-ông đã nói như vậy vào
những năm cuối cùng của đời ông.
Không kể vài sai lầm ngẫu nhiên và dấu hiệu mệt mỏi thì nghệ thuật
sử dụng tất cả mọi thủ đoạn để đạt tới mục đích của mình, tóm laị thiên tài
quân sự của Na-po-lê-ông vào những năm 1813-1814 so với những năm
rực rỡ nhất trong đời võ nghiệp của ông đã không hề bị giảm sút: đó là ý
kiến nhất trí của những nhà chiến lược và chiến thuật nghiên cứu lịch sử
của Na-po-lê-ông. Ngay cả năm 1815, với những lượng kém hẳn về quân
số, trong hoàn cảnh chính trị tuyệt vọng và cơ thể bị đau yếu từ lâu, Na-po-
lê-ông vẫn vạch ra một kế hoạch chiến lược nhằm tiêu diệt đến cùng quân
đội đối phương; và nó cũng đã không kém phần tài tình như kế hoạch
đã mang lại thắng lợi rực rỡ cho Na-po-lê-ông trong chiến dịch nước ý
lần đầu tiên của ông năm 1796. Thắng lợi rực rỡ mở đường cho kế hoạch
đó (trận thất bại của Bluy-khe ở Li-nhi) và kết cục của chiến dịch (trận Ô-
téc-lô, chỉ dio tình cờ mà Bluy-khe đến đúng lúc và đã cứu được Oen-linh-
tơn khỏi một cuộc thất bại không thể tránh được) đã chứng minh rằng Na-
po-lê-ông luôn luôn là người thầy xuất chúng trong nghệ thuật chiến tranh.
Tuy nhiên lúc ấy, Na-po-lê-ông còn thiếu một điều ngay chính ông ta
cũng cho rằng điều đó đối với người tổng tư lệnh cần thiết hơn cả thiên tài:
thiếu tiên tưởng vào thắng lợi cuối cùng. Ông ta thiếu lòng tin cần thiết