CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NAPOLEON BONAPARTE - Trang 49

rất rõ vấn đề: lúc ấy, nước áo cũng như cả châu Âu quân chủ đã nín thở
theo dõi ván bài đang diễn ra ở Pa-ri. ở ý, người ta chờ đợi ngày này qua
ngày khác sự sụp đổ của Viện Đốc chính và của nền cộng hòa, chờ đợi việc
quay trở lại của dòng họ Buốc -bông và theo sau đó, tất nhiên là việc thanh
toán tất cả những đất đai mà quân Pháp đã chiếm được. Ngày 18 Tháng
Quả, với sự thất bại của bọn bảo hoàng và việc công bố âm mưu phản bội
của Pi-sơ-gruy, đã chấm dứt tất cả những hy vọng đó.
Từ nay, tướng Bô-na-pác tập trung cao độ vào việc ký hòa ước một cách
nhanh chóng. Để đàm phán với Bô-na-pác, nước áo cử nhà ngoại giao có
tài là Cô-ben. Nhưng Cô-ben đã gởp phải một tay bậc thầy. Qua những
cuộc thương lượng liên tục kéo dài và khó khăn, Cô-ben phàn nàn với
chính phủ mình rằng ít khi gởp phải "một người hay sinh sự và nhẫn tâm"
đến như tướng Bô-na-pác. Trong dịp này, tài ngoại giao của tướng Bô-na-
pác đã bộc lộ rõ rệt hơn bao giờ hết, và theo ý kiến của nhiều người được
chứng kiến hồi bấy giờ, tài ngoại giao của Bô-na-pác cũng không kém gì
tài chỉ huy quân sự. Hồi này, nóng giận còn là điều mới mẻ đối với Bô-na-
pác, và ông ta chỉ bị những cơn điên khùng lôi cuốn có một lần, nhưng sau
này, khi đã thấy mình là chủ tề cả châu Âu, thì Bô-na-pác lại thường hay
mắc phải. "Đế quốc của ngài là một con đĩ già quen thói hiến thân cho mọi
người.... ngài quên rằng nước Pháp là kẻ chiến thắng, mà các ngài là những
kẻ chiến bại... Ngài quên rằng ngài thương lượng với tôi ở đây, xung quanh
có lính cận vệ của tôi...", Bô-na-pác thịnh nộ hét lên như vậy và hất đổ cái
bàn tròn trên đặt bộ đồ cà phê quý do Cô-ben mang tới, món quả của hoàng
hậu nước Nga Ca-tơ-rin tởng nhà ngoại giao áo. Bộ đồ vỡ tan ra từng
mảnh. Cô-ben báo cáo rằng: " Bô-na-pác đã xử sự như một kẻ mất trí".
Cuối cùng hòa ước giữa nước Cộng hòa Pháp và đế quốc áo đã được ký kết
ở cái tỉnh nhơ Cam-pô Phoóc-mi-ô ngày 17 tháng 10 năm 1797.

Hầu hết những điều Bô-na-pác yêu sách đều được thoả mãn ở ý, nơi

Bô-na-pác đã chiến thắng, cũng như ở Đức, nơi mà người áo chưa hề bao
giờ bị các tướng Pháp đánh bại. Như ý muốn của Bô-na-pác, xứ Vê-nê-xi
đã được trao cho áo để đền bù vào phần đất đai ở tả ngạn sông Ranh mà
nước áo đã nhượng cho Pháp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.