hề có một người ý, trừ phi người ta cho rằng một nghìn rưởi kẻ lười biếng,
đã nhởt nhạnh được ở ngoài phố, chỉ biết đi ăn cướp và chẳng làm được trò
gì ấy cũng là quân đội. Bô-na-pác nói tiếp rằng chỉ có một cách duy nhất là
cai trị khéo léo, dựa vào "kỷ luật nghiêm khắc" mới có thể nắm chắc được
nước ý. Và người ý đã có dịp được biết Bô-na-pác quan niệm thế nào là kỷ
luật nghiêm khắc. Bô-na-pác đã trừng phạt tàn nhẫn nhân dân thành phố
Bi-nát-cô và Pa-ri, cũng như một vài làng khác vì binh lính Pháp đã bị giết
ở lân cận những làng ấy.
Trong mọi trường hợp, hành động của Bô-na-pác đều bắt nguồn từ
một đường lối chính trị rõ ràng mà ông ta luôn luôn trung thành và giữ
vững: không bao giờ nên tàn bạo vô ích, nhưng khi cần thiết để khuất phục
nước bị chiếm thì phải khủng bố nởng nề và khốc liệt. ở ý , Na-pô-lê-ông
đã thủ tiêu mọi dấu vết của luật lệ phong kiến ở bất kỳ nơi nào, và cấm giáo
hội, nhà tu được quyền thu một vài khoản bổng cấp; trong một năm rưỡi ở
ý (từ mùa xuân năm 1796 đến cuối mùa thu năm 1797), Na-pô-lê-ông đã
thành công trong việc ban bố một số đạo luật làm cho tình trạng xã hội và
pháp chế miền bắc ý gần giống như tình trạng mà giai cấp tư sản đã lập nên
ở Pháp. Để bù lại, Na-pô-lê-ông đã khai thác một cách có phương pháp tất
cả những đất đai của ý ở tất cả những nơi mà ông ta đã đặt chân tới. Na-pô-
lê-ông đã gửi về cho Viện Đốc chính hàng triệu đồng tiền vàng và hàng
trăm tác phẩm nghệ thuật quý giá của các viện bảo tàng và các phòng triển
lãm nghệ thuật ở ý . Na-pô-lê-ông đã không quên bản thân ông ta cũng như
các tướng lĩnh của ông ta: sau chiến dịch ấy, khi trở về họ đều giàu có.
Tuy nhiên, trong khi bóc lột nước ý thậm tệ như vậy, Na-pô-lê-ông nhận
thấy rằng, theo ý ông ta tuy người ý rất khiếp nhược nhưng chẳng có lý do
gì khiến họ yêu mến người Pháp (họ phải nuôi dưỡng quân đội Pháp
thường trực trên đất nước họ), và rồi có thể một ngày kia họ sẽ chẳng còn
kiên trì nhẫn nhục được nữa. Vì vậy, đe dọa khủng bố bằng vũ lực là biện
pháp hành động chủ yếu đối với người ý để buộc họ tuân theo ý muốn của
kẻ đi chinh phục.
Bô-na-pác còn muốn ở lại ý , nhưng sau hoà ước Cam-pô Phoóc-mi-ô, Viện