Tin ký hòa ước làm Pa-ri sôi nổi vui mừng. Nước Pháp chờ mong ở hòa
bình sự phục hưng nền thương nghiệp và kỹ nghệ. Tên tuổi vị tướng có tài
được tất cả mọi người nhắc nhở. Mọi người đều thấy rõ rằng các tướng
khác đều đã thua trận trên sông Ranh, chỉ riêng có Bô-na-pác đã thắng ở ý
và sông Ranh cũng đã được cứu thoát. Những lời ca ngợi chính thức, không
chính thức và riêng tư đăng trên báo chí và thốt ra từ miệng mỗi người hòa
thành một bản hợp tấu không ngừng không dứt để tán dương viên tướng
chiến thắng, con người chinh phục nước ý. Trong một bài diễn văn, viên
đốc chính La-rơ-vơ-li-e Lê-pô thốt lên rằng: chỉ có tinh thần hùng cường
của tư tưởng tự do mới có thể kích thích được quân đội ở ý và Bô-na-pác.
Ông ca ngợi hạnh phúc của nước Pháp.
Giữa thời gian ấy, Na-pô-lê-ông gấp rút hoàn thành việc tổ chức nước
cộng hòa chư hầu mới, nước "cộng hòa ở bên kia rởng núi An-pơ", trong đó
có một phần đất đai đã chiếm được, và trước hết là miền Lông-bác-đi. Một
phần khác thì trực tiếp sáp nhập vào nước Pháp. Sau hết, phần còn lại, như
thành Rôm, lúc đó còn nằm trong tay vua chúa cũ của chúng, nhưng trên
thực tế chúng nằm trong hệ thống chư hầu của nước Pháp. Bô-na-pác khéo
léo tổ chức các nước "Cộng hòa bên kia rởng núi An-pơ" dưới hình thức
một nghị viện tư vấn gồm đại biểu của những tầng lớp giàu có trong nhân
dân, nhưng mọi quyền hành đều lọt vào tay các nhà cầm quyền chiếm đóng
Pháp và uỷ viên phái từ Pa-ri sang. Luận điệu trống rỗng cổ truyền về vấn
đề giải phóng các dân tộc, các nước cộng hòa anh em, v.v. chỉ gợi cho Na-
pô-lê-ông một sự khinh bỉ ra mặt.
Không một phút nào Na-pô-lê-ông tin rằng lại đã có một số người, dù rằng
rất ít, thấy hứng thú với cái tự do mà chính Na-pô-lê-ông đã nói trong
những lời tuyên bố của ông ta với nhân dân các nước bị xâm chiếm.
Theo bản dịch chính thức được truyền đi khắp châu Âu thì dân tộc ý vĩ
đại đã quẳng cái ách mê tín và áp bức đè nởng từ bao thế kỷ , đã cầm vũ
khí để giúp đỡ những người Pháp giải phóng họ nhưng, thực ra, Bô-na-pác
đã báo cáo mật với các vị đốc chính rằng các vị đã lầm khi cho rằng tư
tưởng tự do sẽ có thể thúc đẩy được một dân tộc già nua mê tín, khiếp
nhược và xảo quyệt làm nên đại sự. Trong quân đội của Bô-na-pác không