Địa Trung Hải, vừa phải tránh hạm đội Nen-xơn, cái hạm đội tất sẽ bắn phá
và đánh chìm được hạm đội của Bô-na-pác nếu gặp nhau.
Toàn châu Âu biết rằng có một cuộc viễn chinh bằng đường biển đang
được chuẩn bị. Nước Anh biết rõ là tại khắp các hải cảng miền nam nước
Pháp người ta đang hoạt động dữ dội, quân đội không ngớt cuồn cuộn kéo
đến và tướng Bô-na-pác là người đứng đầu cuộc viễn chinh, điều đó chứng
tỏ tầm quan trọng của nó. Nhưng nó sẽ nhằm cái đích nào đây? Bô-na-pác
đã rất khéo léo phao tin là ông ta có ý định vượt qua eo biển Gi-bran-ta, đi
vòng qua Tây Ban Nha để đổ bộ lên Ai-len. Tin này bay đến tai Nen-xơn
và đã đánh lừa được Nen-xơn. Nen-xơn phục kích Na-pô-lê-ông ở những
vùng lân cận Gi-bran-ta, trong khi đó hạm đội Pháp, rời khỏi hải cảng, tiến
thẳng về phía đông, đến đảo Man-tơ. Từ thế kỷ thứ XVI, đảo Man-tơ thuộc
"dòng họ kỵ sĩ". Khi vừa cập bến, tướng Bô-na-pác buộc đảo này phải đầu
hàng; đảo đã quy phục và Bô-na-pác tuyên bố đó là đất thuộc nước cộng
hoà Pháp. Sau vài ngày đậu lại đảo, chiến thuyền của Bô-na-pác lại giương
buồm đi về phía Ai Cập. Tính đến Man-tơ là đã được gần nửa đường; Bô-
na-pác tới Man-tơ ngày 10 tháng 6 và rời đi ngày 19. Được thuận gió, Bô-
na-pác cùng đại quân cập bến Ai Cập ở gần A-lếch-xăng-đri ngày 30 tháng
6; Bô-na-pác lập tức đổ bộ.
Tình thế lúc đó thật nguy hiểm: vừa đến A-lếch-xăng-đri thì Bô-na-
pác được tin trước đó đúng 48 giờ, một hạm đội Anh đã cập bến này và hỏi
tin tức về Bô-na-pác (dĩ nhiên người ta không biết gì hết). Về phía Nen-
xơn, sau khi hay tin quân Pháp đã lấy được Man-tơ và biết ra rằng mình bị
Bô-na-pác đánh lừa, ông ta liền gấp rút tiến về phía Ai Cập để ngăn chặn
quân Pháp đổ bộ và để đánh chìm họ ngay ngoài biển. Nhưng sự hấp tấp
của Nen-xơn và cuộc hành quân quá nhanh của hạm đội Anh đã phản lại
Nen-xơn, vì sau khi biết đích xác là Bô-na-pác đã rời Man-tơ đi Ai Cập, rồi
khi đến A-lếch-xăng-đri chẳng hề nghe thấy nói về Bô-na-pác, Nen-xơn
bèn quyết đoán nếu quân Pháp không có ở Ai Cập thì chỉ có thể là họ đi