người trong số đó về tới châu Âu thì sự tồn tại của thành phố không còn là
điều bí mật. Song vì không ai biết về nó nên phải rút ra kết luận là không có
ai trong số một trăm ba mười bảy người đó về được đến nơi.
Lập luận xác thực này khiến công nhân xúc động mãnh liệt.
— Như vậy, – Camaret kết luận, – không một ai trong số các bạn có thể
hy vọng thấy lại quê hương và các bạn không nên mong đợi sự thương hại.
Cần phải chiến đấu vì bản thân chúng ta và vì pháp đình.
— Đúng! Đúng! Hãy tin tưởng ở chúng tôi! – Tứ phía vang lên tiếng kêu.
Đầu tiên, công nhân chán nản vì bị cô lập khỏi thế giới bên ngoài, sau họ
tỉnh ra khi nghĩ rằng giám đốc đồng lòng với họ, họ tín nhiệm Marcel
Camaret rất nhiều.
— Các bạn hãy làm việc bình thường và cứ tin ở tôi, – Camaret nói rồi
bước đi giữa tiếng vỗ tay vang dội.
Ra khỏi phân xưởng, Camaret trao đổi một lúc với thợ cả Rigo, sau đó
ông trở về phòng làm việc. Lập tức vang lên tiếng chuông điện thoại.
Camaret nhấc ống nghe. Những người vượt ngục lắng nghe giọng nói dịu
dàng của ông “vâng”, “không ạ”. “được thôi” và “xin tùy ông”. Cuối cùng,
ông bật cười và đặt ống nghe xuống.
— Harry Killer vừa gọi điện cho tôi, – ông nói bằng cái giọng lạ lùng,
không có một nét lo lắng nào làm mất vẻ dịu hiền thường khi. – Hắn biết các
ông đang ở đây. - Đã biết rồi! – Barsac thốt lên.
— Vâng. Hình như bọn chúng tìm thấy tên Tchoumouki nào đó, phát hiện
ra chiếc thuyền bỏ lại dưới sông và một lính gác bị trói cạnh nhà máy. Theo
lời của Killer thì ban đêm không ai có thể ra khỏi thành phố và hắn kết luận
là các ông đang ở đây. Tôi không phủ nhận điều đó. Hắn yêu cầu tôi nộp các
ông cho hắn. Tôi từ chối. Hắn đe sẽ dùng vũ lực để bắt các ông làm tôi phì
cười và tôi đã cắt đứt cuộc nói chuyện.
Các vị khách của Camaret đứng dậy.
— Ông có thể trông cậy vào chúng tôi, – Barsac quả quyết. – Nhưng
chúng tôi cần có vũ khí.
— Vũ khí ư? – Camaret mỉm cười nhắc lại. – Để làm gì cơ chứ? Tôi nghĩ
rằng ở đây không có khẩu súng nào cả. Tuy nhiên các ông yên tâm. Chúng