bật ra khỏi bãi đáp nhanh đến mức không ai kịp đến cứu họ. Công nhân quả
đã ra khỏi nhà máy nhưng họ buộc phải rút lui ngay vì số đông những người
da đen đã bỏ chạy khỏi bãi đáp.
Những người bị bao vây đành phải ở lại nhà máy thêm một đêm nặng nề.
Thất bại của cuộc nổi dậy không cho phép họ hy vọng kết liễu được Harry
Killer. Và họ phải chứng kiến những vụ nổ liên tiếp mà Jane không thể biết
nguyên nhân của chúng.
Amédée Florence giải thích cho nàng hay rằng Marcel Camaret điên loạn
đã gây ra những vụ nổ ấy.
Camaret, nhà phát minh thiên tài, gần như bị điên; nhiều biểu hiện thất
thường, trái với trí óc thông minh và điềm tĩnh của ông đã cho thấy điều đó.
Các biến cố trong tháng gần đây đã đưa ông đến tình trạng điên loạn.
Những tố giác mà các tù nhân của Harry Killer chạy sang nhà máy nói ra
đã giáng đòn đầu tiên. Đòn thứ hai, còn ê chề hơn, là những lời thú nhận của
Daniel Frasne. Sau khi biết rõ tất cả sự thật, Camaret ngày càng gần đến chỗ
mất trí.
Việc cung cấp vũ khí cho Tongané là hành động có ý thức cuối cùng của
ông. Khi phát ra tiếng nổ và ngọn lửa soi sáng cả khu nô lệ và khu Dân sự,
thì mọi người ở bên viên kỹ sư thấy ông tái mặt và đưa tay lên cổ như bị
ngạt thở. Đồng thời ông lắp bắp rất nhanh những lời rời rạc. Chỉ có thể hiểu
những từ được nhắc đi nhắc lại mãi bằng cái giọng khe khẽ đó là: “Tiêu tan
sự nghiệp của tôi! Tiêu tan sự nghiệp của tôi!”. Một hồi lâu, có thể đến mười
lăm phút, Marcel Camaret cứ vừa nói những lời ấy vừa lắc đầu, rồi bỗng
nhiên ông rướn thẳng người, đấm tay vào ngực mình và kêu lên: “Chúa đã
nguyền rủa Blackland!...”
Nếu căn cứ vào điệu bộ khi ông nói thì trong ý thức của ông, chúa rõ ràng
là chính bản thân ông.
Mọi người không kịp ngăn ông lại. Ông vừa chạy đi vừa la “Chúa đã
nguyền rủa Blackland! Chúa đã nguyền rủa Blackland!...”.
Ông trốn luôn trong tháp, sau khi đã lên đến tầng trên cùng và khóa trái
tất cả các cửa lại. Hệ thống bảo tháp cũng giống như hệ thống bảo vệ bên
cung điện nên không thể lên chỗ ông được, y như William Ferney không thể