Anh không kịp nói hết câu, con ngựa bỗng dừng lại rồi hí lên. Chàng
phóng viên vừa mới nhảy được xuống đất thì con vật khụy gối, nằm lăn ra
đất. Một giờ sau con ngựa chết.
— Tôi phải chống gậy mất thôi! – Amédée Florence than thở vì anh đã trở
thành khách bộ hành. Những tưởng thành công thì mang lại gông xui xẻo, rõ
khỉ!
Ngựa của Tongané được giao lại cho chàng phóng viên. Jane Buxton để
Malik ngồi phía sau nàng và sau hai giờ bị trì hoãn, họ tiếp tục lên đường.
Đến đêm, họ dừng chân bên cánh rừng cạnh đường, trên một khoảnh đất
cao, từ đây có thể bao quát cả vùng xung quanh. Sự tiện lợi của nó có lẽ đã
thu hút nhiều lữ khách khác nữa. Căn cứ vào dấu vết còn lưu lại thì thấy có
một toán khá đông người, có cả ngựa, đã nghỉ chân ở đây. Những người đó
là ai? Da đen hay da trắng? Amédée Florence đã tìm thấy và đưa cho các
bạn đồng hành xem một chiếc cúc áo – vật dụng văn minh mà người da đen
ít khi dùng.
Đám cỏ cao đã vươn thẳng, nghĩa là những người đó đã ở đây hơn mười
hai ngày trước. Vì đoàn Barsac không gặp họ nên có thể rút ra kết luận: họ
đang đi về hướng Tây và không thể nào gặp được họ.
Ngày 3 tháng Ba không có gì đặc biệt, nhưng chiều tối ngày mùng 4 thì
ngựa của Barsac ngã xuống y như ngựa của Amédée Florence.
Sau khi xem xét kỹ con ngựa bị chết, bác sĩ Châtonnay nói riêng với
Florence:
— Ngựa chết vì thuốc độc.
— Không thể như thế được! – Chàng phóng viên kêu lên. – Ai đã thuốc
chúng? Mấy người phu da đen thuê ở làng Kadou ư? Gây khó khăn cho ta
họ đâu có ích lợi gì?
— Tôi không kết tội cho ai cả, nhưng tôi khẳng định điều mình nói. Các
triệu chứng rành rành ra đó. Kẻ ngu dốt nhất cũng không thể nhầm lẫn. Tôi
khuyên ông hãy báo cho các bạn của chúng ta biết, trừ cô Buxton. Tôi nghĩ,
làm cho cô ấy lo sợ là vô ích.
— Tất nhiên rồi, – Florence đồng ý. – Nhưng thưa bác sĩ, chẳng lẽ không
thể giải thích việc này theo cách khác hay sao? Ngựa của chúng ta có thể đã