Tôi tranh thủ hai ngày này để sải bước ngang dọc khắp đảo và nhanh
chóng phải lòng cái mẩu nước Pháp mà không hẳn là Pháp này. Một dạng
Côte d’Azur vĩnh cửu, không du khách, không lòe loẹt, không ô nhiễm hay
bê tông. Tôi không đành lòng rời đảo. Tôi quyết định kéo dài kỳ lưu trú của
mình và bắt đầu tìm một ngôi nhà nhỏ để mua hoặc thuê. Chính nhờ thế mà
tôi biết được rằng trên đảo Beaumont không có văn phòng môi giới nhà
đất: một phần tài sản được chuyển giao trong nội bộ gia đình và phần còn
lại thông qua tuyển lựa bổ sung. Chủ phòng trọ của tôi, một cụ bà người
Ailen tên Colleen Dunbar, khi nghe tôi chia sẻ về dự định của mình, đã nói
với tôi về một ngôi nhà có khả năng đang đăng bán: Nam Thập Tự, ngôi
nhà từng thuộc về Nathan Fawles. Bà giúp tôi liên lạc với người được ủy
quyền giao dịch.
Đó là Jasper Van Wyck, một trong những huyền thoại mới đây của giới
xuất bản New York. Van Wyck từng là người đại diện của Fawles và các tác
giả quan trọng khác. Ông đặc biệt nổi tiếng vì đã cho phép xuất bản cuốn
Loreleï Strange trong khi cuốn tiểu thuyết đã bị phần lớn các nhà xuất bản
ở Manhattan từ chối. Mỗi khi trên báo chí xuất hiện một bài viết về Fawles,
người đứng ra trả lời thay luôn là Van Wyck nên tôi tự hỏi mối quan hệ
giữa hai người đàn ông này là thế nào. Trước khi hoàn toàn im hơi lặng
tiếng, Fawles gây cảm tưởng là ông ghét cả thế giới: giới phóng viên, giới
xuất bản và thậm chí là những đồng nghiệp viết văn của ông. Khi tôi gọi
cho Van Wyck, ông đang nghỉ hè tại Ý, nhưng ông vẫn nhận lời gián đoạn
kỳ nghỉ một ngày để tôi có thể tham quan Nam Thập Tự.
Cuộc hẹn được lên lịch và ngày hôm sau, Jasper tới đón tôi tại nhà
Colleen Dunbar trên một chiếc Mini Moke màu rằn ri do ông thuê. Vóc
dáng tròn trịa và hiền lành, người dại diện này khiến tôi nhớ tới Peter
Ustinov
khi vào vai thám tử Hercule Poirot
bột kiểu cũ, ria mép vểnh cong, ánh nhìn tinh quái.
Ông lái xe đưa tôi tới tận mũi Safranier, rồi mạo hiểm tiến vào bên trong
một bãi đất hoang rộng nơi mùi gió phơn vùng biển hòa trộn với hương
khuynh diệp và bạc hà Âu. Con đường quanh co trên một đoạn dốc đứng và