Khi Jeremy bắt đầu lên cấp hai, thị trấn cử một giáo viên tên là Helen
Bollinger đến hỗ trợ thằng bé.
Cô ấy có hiểu biết về chứng tự kỷ, hiểu nhu cầu của Jeremy cho những
thói quen và cách sống của nó, thằng bé thích được một mình, ghét động
chạm hay bị động chạm, và nó không có khả năng hiểu được những gì vượt
quá những nhu cầu cơ bản nhất, giữa trắng và đen.
Trong khi cô Bollinger cố gắng vật lộn để cứu Jeremy ra khỏi bóng tối
của nó, mẹ tôi lại không khuyến khích thằng bé lắng nghe và thấu hiểu. Đó
là một trận chiến vật vã kéo dài trong bảy năm, nhưng đối với cô Bollinger,
cô ấy đã thắng hơn là thua. Ngay khi Jeremy tốt nghiệp trung học phổ
thông, tôi đã hoàn toàn có một người em trai có khả năng trò chuyện, mặc
dù thằng bé phải vật lộn để nhìn vào tôi khi chúng tôi nói chuyện.
“Em đã nghĩ rằng anh đang ở trường,” Jeremy nói trong khi chật vật phát
ra từng chữ một như thể thằng bé đang sắp xếp mỗi từ vào một dây chuyền
sản xuất một cách cẩn thận.
“Anh quay lại để gặp em,” tôi nói.
“Ồ, vâng.” Jeremy quay lại với bộ phim yêu thích. Tôi lại tiếp tục, “Mẹ
gọi cho anh, mẹ nói mẹ có một cuộc họp và sẽ không về nhà trong một vài
ngày.”
Nói dối Jeremy chẳng hề khó, tính tin tưởng vô điều kiện của thằng bé
không có khả năng nhận diện được sự lừa dối. Tôi không hề ích kỷ khi nói
dối thằng bé. Đây chỉ là cách mà tôi giải thích với nó về mọi việc mà không
quá phức tạp hoặc quá nghiêm trọng khi nói ra sự thật. Đây là lần đầu tiên
mẹ tôi tự đâm đầu vào trung tâm giải độc rượu, tôi nảy ra ý định nói dối
rằng bà đang phải đi họp. Sau đó, tôi nói với Jeremy rằng mẹ phải đi họp
mỗi khi bà đến một trong các sòng bạc Ấn Độ hay không tự chủ được và
qua đêm tại nhà một gã nào đó. Jeremy không bao giờ hỏi về những cuộc