cách ít nhất hai trăm năm. Nhưng nhân vật đó là ai? Có để lại tên tuổi của
mình trong quyển sách không?
Chú tôi cầm lấy một cái kính lúp to rồi cẩn thận xem lại những trang đầu
của quyển sách. Ở mặt sau trang thứ hai, ông phát hiện ra hình như có một
vết mực đè trên mấy nét chữ lờ mờ. Ông liều soi kính lúp vào vết mực ấy
một lúc lâu. Cuối cùng ông nhận ra chữ Runique sau đây:
(**)
- Arne Saknussemm! – chú tôi đắc thắng reo to - Ồ Arne Saknussemm
chính là tên một nhà khoa học gia nổi danh ở Iceland vào thế kỷ XVI.
Tôi nhìn chú tôi, trong lòng cảm thấy khâm phục.
- Những người như Arne Saknussemm là những nhà khoa học thật sự,
những nhà bác học duy nhất của thời đại ấy. Họ đã phát minh ra những điều
mà ngày nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Biết đâu ông Saknussemm
này chẳng dấu trong bức mật thư kia một phát minh kì diệu nào đó? Mà
đúng thế rồi, không còn nghi ngờ gì nữa!
Trí tưởng tượng của giáo sư bỗng bùng lên với giả thiết đó.
- Nhưng đã là phát minh thì tại sao ông ta không công bố cho mọi người
biết mà phải tìm cách che giấu?
- Ừ! Tại sao lại phải giấu nhỉ? Chú cũng không rõ. Nhưng nhất định ta
phải tìm cho ra bí mật đó. Bằng bất cứ giá nào cũng phải vén được màn bí
mật của các tài liệu này. Chú sẽ thức trọn đêm nay cho tới khi tìm ra sự thật.
Axel! Cháu sẽ thức giúp chú.
Tôi thầm nghĩ:
“Cũng may bữa nay mình đã ăn hai phần cơm.”
- Trước tiên phải tìm được “chìa khóa” mật mã. – chú tôi nói tiếp – Việc
này xem ra cũng khó lắm. Trong tư liệu này có tất cả 132 chữ cái gồm 79
phụ âm và 53 nguyên âm. Ngôn ngữ ở miền Bắc châu Âu thường có nhiều
phụ âm, còn ở phương Nam từ ngữ được hình thành xấp xỉ theo tỷ lệ
nguyên âm và phụ âm. Chính vì vậy, chú nghĩ tài liệu này chắc viết bằng
một thứ tiếng ở vùng Nam châu Âu.
Những kết luận này của giáo sư Lidenbrock là cực kỳ chính xác. Bỗng
ông nói to lên như quát: