dưới mực nước biển. Đến trưa ngày 14, cái giếng vẫn theo hướng đông nam
và đã bớt dốc, độ nghiêng khoảng bốn mươi lăm độ. Đường trở lên dễ đi
hơn và hoàn toàn đơn điệu.
Cuối cùng, thứ tư ngày 15, chúng tôi đã ở cách núi Sneffels khoảng năm
mươi dặm và sâu bảy dặm dưới mặt đất. Mặc dù khá mệt nhưng sức khỏe
của cả đoàn chúng tôi vẫn trong trạng thái khá tốt và túi thuốc cấp cứu
mang theo vẫn chưa ai động đến.
Giáo sư Lidenbrock liên tục ghi lại những số liệu chỉ báo của địa bàn,
đồng hồ, áp ké và cả nhiệt kế. Với những ghi chép ấy giáo sư có thể biết
một cách dễ dàng mình đang ở chỗ nào trong lòng đất. Khi được chú tôi cho
biết đoàn thám hiểm đang ở cách núi lửa Sneffles năm mươi dặm, tôi không
kìm được một tiếng kêu sửng sốt.
- Cháu làm sao vậy? – chú tôi hỏi.
- Dạ… Nếu những tính toán của chú chính xác thì chúng ta không còn ở
dưới vùng đất Iceland nữa!
- Có chắc vậy không?
- Muốn kiểm tra xem có đúng hay không thì đâu có gì khó!
Tôi bèn lấy compa đo luôn trên bản đồ.
- Cháu đã nói là đúng vậy mà. – tôi nói – Với năm mươi dặm ấy chúng
ta đã vượt qua mũi Portland và đang ở giữa đại dương.
- Phải nói là ở dưới đáy đại dương chứ! – chú tôi xoa hai tay vào nhau
nói.
- Ái chà! – tôi reo lên – Thì ra đại dương đang ở trên đầu chúng ta!
- À, có gì lạ đâu!
Với giáo sư Lidenbrock thì mọi hoàn cảnh đều đơn giản, nhưng riêng tôi
cứ lo sợ mãi khi biết mình đang đi bên dưới khối nước mênh mông của biển
cả. Nhưng tôi cũng đã nhanh chóng làm quen với ý nghĩ ấy vì hành lang
vẫn giữ hướng đông nam, và dốc xuống đều đều, lúc thăng tắp lúc khúc
khuỷu, với những chỗ dốc và chố ngoặt thất thường, đưa chúng tôi xuống
rất sâu một cách nhanh chóng.
Bốn hôm sau, chiều thứ bảy ngày 18 tháng 7, đoàn thám hiểm chúng tôi
bỗng tới được một cái động khá lớn. Giáo sư Lidenbrock thanh toán cho