Đến ngày thứ ba, viên sĩ quan gọi hắn tới: “Bao nhiêu?” Mengele đua ra con
số gấp đôi, rồi gấp ba số tiền ban đầu, vài trăm đô la, đủ để sống rất ổn ở
Buenos Aires trong nhiều tháng.
Bị cơ quan tư pháp giám sát chặt chẽ, đội ơn một tên cớm gian xảo đã xếp
hồ sơ của hắn vào tập tài liệu cá nhân, Mengele trở về với tâm trạng rối loạn,
mỏi mệt, tuyệt vọng. Martha còn lo lắng hơn khi lao vào vòng tay của hắn.
Cô run rẩy cho hắn xem bức điện mà Sedlmeier gửi hôm trước: “Đầu tháng
Tám vừa rồi, một nhà báo đã kiện cậu ở Ulm.”
Vài tháng trước, Ernst Schnabel cho xuất bản một cuốn sách best-seller,
Theo dấu chân Anne Frank. Ông ta đã điều tra hoàn cảnh cái chết của Anne
Frank ở Bergen-Belsen và lấy làm tiếc rằng nhiều sĩ quan SS đã bốc hơi.
“Chẳng hạn như không một ai biết bác sĩ Mengele chuyên lựa chọn tù nhân
ở Auschwitz nay đã trở thành cái gì, đã chết hay còn sống ở đâu đó.” Nhiều
tờ nhật báo địa phương đã in những đoạn trích của cuốn sách, trong đó có
báo Ulmer Nachrichten. Ulm chỉ cách Gunzburg ba mươi sáu ki lô mét. Đầu
mùa hè năm 1958, tòa soạn báo nhận được một lá thư nặc danh: “Ông
Mengele đã kể cho người trông trẻ cũ rằng con trai của ông ta, bác sĩ trong
lực lượng SS, đang sống ở Nam Mỹ... Vợ góa của người con trai khác của
ông ta cũng đã tới sống với hắn ở đó.” Tổng biên tập đã gửi lá thư cho
Schnabel, ông này lại chuyển thư cho công tố viên ở Ulm. Năm ngoái, ông
ta đã kết án tù giam chín thành viên của Einsatzgruppe
hành ở Litva.
Đơn khiếu nại được thụ lý, tòa án yêu cầu cảnh sát Gunzburg cung cấp
thông tin, cảnh sát vội vàng thông báo cho gia đình Mengele.