35
Hắn vẫn chưa biết rằng mình đang bị một tên mật thám khác truy lùng.
Một tay cộng sản người Áo, cựu binh từng tham gia chiến tranh Tây Ban
Nha, từng là tù nhân ở trại tập trung Dachau và Auschwitz. Ở Auschwitz,
ông ta làm thư ký riêng cho Eduard Wirths, bác sĩ trưởng của trại. Ông ta,
Hermann Langbein, không bao giờ quên bác sĩ Mengele, cũng không tin
rằng hắn biến mất. Ông ta đã tìm ra dấu vết của hắn khi vô tình đọc được
báo cáo tư pháp về vụ ly hôn của hắn năm 1954. Hai năm trước đó, ông ta
đã đồng sáng lập ủy ban Quốc tế Auschwitz để bồi thường cho những người
sống sót của trại và giúp họ kiện những kẻ đã tra tấn họ ra tòa bằng cách thu
thập thông tin và bằng chứng. Langbein kiên nhẫn, âm thầm điều tra và thu
thập chứng cứ chống lại Mengele. Ông ta tin rằng hắn đang sống ở Buenos
Aires, ông ta ghi lại thông tin về vị luật sư người Argentina đã tham gia vụ
ly hôn. Langbein chuyển hồ sơ tới Bộ Tư pháp Liên bang nhưng được trả lời
là không thuộc thẩm quyền của họ: trường hợp của Mengele do Viện Kiểm
sát của bang giải quyết. Các tòa án đều từ chối, trừ tòa án Fribourg, nơi cuối
cùng Mengele từng lưu trú mà người ta được biết. Hắn đã giúp Irene chuyển
đến sống ở đây khi chiến tranh sắp kết thúc. Chính ở đây, ngày 25 tháng Hai
1959, công tố viên ra lệnh bắt giữ vì tội giết người có chủ đích và có âm
mưu giết người. Langbein một mực khẳng định Mengele sống Ở Buenos
Aires, Bộ Ngoại giao phải yêu cầu chính phủ Argentina dẫn độ hắn.
Sedlmeier gửi điện tín báo cho Mengele về thông tin mà một tên cảnh sát
đã tiết lộ. Lần này, không thể lần chần được nữa, phải bán ngôi biệt thự và
cổ phần ở Fadro Farm, đóng các tài khoản ngân hàng, chạy sang Paraguay.
Không một biểu hiện nào cho thấy chính phủ mới của Argentina theo tư
tưởng tự do, được bầu ra một cách dân chủ, cũng sẽ nương tay với cựu binh
quốc xã như những người tiền nhiệm theo Peron và là quân nhân. Buenos
Aires có thể sẽ chấp nhận yêu cầu của Bonn: Mengele kinh hãi, suýt nữa bị