b/ Các khế ước và giao kèo thuộc về tài chính đủ loại (văn khế, hối
phiếu, thương phiếu, văn tự nợ, chi phiếu hoặc trương mục tiết kiệm).
c/ Tất cả những đồ vật có giá trị (vàng và bạc, mọi thứ kim loại quí giá
khác, nữ trang, ngọc quí….
Những biện pháp khác sau đây được áp dụng bằng mọi cách có thể
được, tùy theo tình trạng từng địa phương, đặc biệt là tình trạng kinh tế:
a/ Người Do thái phải được di tản khỏi các vùng quê.
b/ Người Do thái phải rút ra khỏi các ngành thương mãi, nhất là các
ngành về sản xuất nông nghiệp và các thứ thực phẩm khác.
c/ Người Do thái bị cấm cư ngụ tại các trạm nghỉ mát, các thành phố
dưỡng bệnh và các địa phương quan trọng về kinh tế, quân sự và tôn giáo
d/ Người Do thái phải được tập trung, càng nhiều càng tốt trong các
thành phố hoặc các khu phố mà dân chúng đa số là người Do thái. Các
ghetto phải được thiết lập tại đây và người Do thái bị cấm rời khỏi các
ghetto này. Bên trong các ghetto này, người Do thái chỉ nhận được một số
lượng thực phẩm mà phần dân chúng còn lại có thể không cần dùng đến,
nhưng không bao giờ được lớn hơn số lượng tối cần thiết cho một cuộc dinh
dưỡng đơn giản. Để đảm bảo việc cô lập toàn diện các ghetto đối với bên
ngoài, một lực lượng cảnh sát hỗ trợ sẽ được thành lập từ các thành phần
bản xứ, trong trường hợp có thể được.
Đó là kế hoạch. Nó đã được thực hiện ra làm sao?
Một cuộc mô tả tượng trưng trong các phương pháp đã được áp dụng
thuộc bản phúc trình của viên trung tướng SS và cảnh sát Katzmann, ngày
30 tháng 6 năm 1943, gửi cho “Viên Tư lệnh SS của Cảnh sát thuộc địa
phận Galicie”, tướng Kruger, về vấn đề di tản 434.329 người Do thái. Bản