Sự lãnh đạo hiệu quả không phải là việc đưa ra những bài diễn thuyết,
hay được mọi người yêu mến; nó được xác định bằng kết quả chứ
không phải bằng thuộc tính.
Peter Drucker
M
ột số người cho rằng để xây dựng được mối quan hệ vững chắc, họ cần
đối xử với những thành viên trong nhóm như những thành viên trong gia
đình. Những người khác lại nghĩ rằng trở thành một lãnh đạo biết quan tâm
nghĩa là cho phép những thành viên trong nhóm làm bất cứ việc gì họ
muốn. Cả hai lối suy nghĩ này đều sai. Không ai cư xử thực dụng với gia
đình của họ. Tôi cũng không. Tôi tận tâm với gia đình ở mức độ sâu sắc
hơn đối với bất kỳ người nào khác. Bất kể họ làm gì, tôi đều sẵn sàng yêu
thương họ không điều kiện. Họ có đặc quyền mà tôi không thể trao cho bất
kỳ người nào khác. Và sự nhân nhượng luôn là điều không đổi. Điều khiến
gia đình trở nên tuyệt vời lại không thể tạo ra một đội nhóm hoàn hảo. Gia
đình coi trọng tính kết nối hơn là sự đóng góp. Các công ty lại coi trọng sự
đóng góp hơn là tính kết nối. Những nhóm giỏi nhất luôn cố gắng đạt được
sự cân bằng của hai điều này.
Có thành viên nào trong nhóm của bạn luôn muốn được đối xử như
một “thành viên trong gia đình” không? Bạn sẽ nói gì với người đó để
cân bằng giữa sự đóng góp và tinh thần kết nối của người này?