phí rất nhiều thời gian quý báu. Nhiều người trì hoãn một nhiệm
vụ nào đó vì họ thấy chưa có tâm trạng để làm việc đó hoặc vì họ chờ
đợi thời điểm phù hợp hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa
với việc những nhiệm vụ đó sẽ không bao giờ được thực hiện bởi “thời
điểm phù hợp” hay “tâm trạng phù hợp” sẽ không bao giờ đến.
“Danh sách các việc cần làm” được sắp xếp hợp lý chính là chìa
khóa giúp bạn tránh được tâm lý trì hoãn. Một cách khác để giải
quyết hiệu quả tính chần chừ là hãy hành động ngay lập tức khi bạn
nghĩ có một việc gì đó bạn nên làm, ít nhất là hãy ghi thêm nhiệm vụ
đó vào một vị trí thích hợp trong danh sách cần làm của bạn. Hoặc
hãy đặt nhiệm vụ này ngay trước mắt bạn, như thế bạn sẽ phải
quyết định nên giải quyết nó lúc khác hay ngay tức khắc.
Nếu trước đây bạn từng có tính chần chừ, hãy chấm dứt tính
cách này ngay khi bắt đầu công việc mới. Tính trì hoãn chính là
một trong những kẻ thù tồi tệ nhất để quản lý thời gian hiệu quả.
HÃY NÓI KHÔNG!
Nếu bạn nghĩ rằng khi bắt đầu một công việc mới, bạn phải nhận
bất cứ nhiệm vụ phát sinh nào mà cấp trên giao cho để gây ấn
tượng thì đó là một suy nghĩ sai lầm – bởi bạn không nhất thiết
phải làm thế. Bởi công việc phát sinh sẽ ảnh hưởng đến danh sách
các việc cần làm của bạn. Dĩ nhiên, bạn cần duy trì sự linh động để
vừa hoàn thành tốt công việc hiện tại, vừa tạo ấn tượng tốt với
cấp trên, nên nếu cảm thấy đủ khả năng và sức khỏe, bạn có thể
nhận công việc phát sinh đó.
Vậy bạn nên làm gì để từ chối những công việc phát sinh mà
không làm phiền lòng hay phật ý người khác, cũng như không làm
xấu hình ảnh bản thân trong mắt các đồng nghiệp mới? Đừng chỉ