CUỐN SÁCH SỐ 1 VỀ LÀM VIỆC - Trang 115

người khác phân việc của họ cho bạn, thì sau này họ sẽ liên tục lặp lại
việc này với bạn. Thế nên đừng để những tiền lệ như thế xảy ra khi
vừa bắt đầu công việc mới. Đơn giản là hãy nói không!

ỦY THÁC CÔNG VIỆC

Một cách khéo léo để nói không với công việc là ủy thác cho người
khác. Nếu bạn có những nhân viên có thể tin tưởng để giao việc – và
họ cũng có nhiệm vụ hoàn thành những việc tương tự – thì hãy ủy
thác công việc cho họ! Sẽ mất nhiều thời gian nếu bạn giải quyết
những nhiệm vụ tốt nhất nên được ủy thác cho người khác.

Những người thuộc chủ nghĩa cầu toàn thường thấy rất khó

khăn khi ủy thác công việc cho người khác. Họ có xu hướng lo sợ
rằng một công việc khi đã được ủy thác cho người khác sẽ không
được thực hiện một cách tốt nhất. Điều này có thể đúng – nhưng
liệu có thật sự quan trọng? Mặc dù ai cũng muốn mọi việc được hoàn
hảo nhưng thực tế không phải lúc nào cũng được như vậy. Liệu có
cần thực hiện một nhiệm vụ thật hoàn hảo không? (Và nhân tiện, ai
là người định nghĩa thế nào là hoàn hảo?) Hay chỉ cần thực hiện nó
đủ tốt để không phát sinh bất cứ rắc rối nào? Khi bạn ôm đồm
quá nhiều việc – nhất là khi bắt đầu công việc mới – bạn cần
biết lúc nào nên nói không với sự hoàn hảo và chấp nhận sự thỏa
hiệp. Đơn giản là vì bạn không thể có đủ giờ trong ngày hay đủ ngày
trong tuần để làm mọi thứ hoàn hảo!

Những e dè khác đi kèm với việc ủy thác công việc bao gồm khó

khăn trong việc trao trách nhiệm cho người khác (nhưng chẳng phải
đây là định nghĩa chính xác của “quản lý”?) và lo lắng người khác sẽ
được tuyên dương, khen thưởng cho việc đó. Nhưng ai chẳng biết
rằng chính cấp quản lý mới là những người thường được tuyên
dương, khen thưởng nhờ thành công của cấp dưới. Nhiệm vụ của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.